Sẽ thế nào, khi mà Sarah được giao nhiệm vụ tham gia diễu hành
trong ngày lễ Phục sinh, để một nhiếp ảnh gia chụp từ văn phòng quan hệ
cộng đồng. Trông cô thật đáng yêu, có thể nói, chưa khi nào trông cô lại
đáng yêu đến thế, khi vận chiếc váy đắt tiền bằng lụa dày - mốt dành cho
những quý bà Trung Quốc trước chiến tranh, và đội một chiếc mũ rộng
vành dệt bằng rơm. Cô sánh bước cùng Tony - chàng “hoàng tử” luôn đem
đến những điều “tuyệt vời”. Cả hai cười với nhau rất lãng mạn trong cái
nắng tháng Tư, tạo nên một bức ảnh ấn tượng đăng trên bản tin Chủ nhật
của tờ Thời báo New York. Bức ảnh ấy còn được đóng khung treo trên
tường và có giá trị mãi mãi.
“Lễ diễu hành Phục sinh” là sự hồi sinh của nhà văn Mỹ Richard Yates
và ông được đánh giá là một nhà văn lớn. Đây là một tác phẩm văn xuôi
duyên dáng và thể hiện được chiều sâu của bi kịch.
Nhận xét về tác phẩm Theo Báo Lao Động
“Cuộc diễu hành phục sinh” (Chủ nhật, 27/09/2009 08:53:37 AM)
Đọc tiểu thuyết “Cuộc diễu hành phục sinh” của nhà văn Richard
Yates, tôi cứ thấy có một đôi mắt u buồn, đau đáu, đắng đót đằng sau mỗi
thân phận con người.
Ngập tràn trong cuốn tiểu thuyết là những cuộc làm tình chớp nhoáng,
nóng bỏng nhưng phía sau ấy vẫn cháy lên những khao khát nào lớn hơn
nhu cầu xác thịt. Richard Yates đã tung ra hai cuộc đời tương phản. Một
bên là cuộc đời tự do của Emily với những cuộc làm tình, với rượu mạnh
và những kì nghỉ dài bất tận.
Một bên là cuộc đời nhạt nhẽo, buồn tẻ của người chị Sarah gắn liền
với hôn nhân, với bạo lực, với cô độc và những vùng vẫy khao khát trong
sự bất lực đến tuyệt vọng. Những thân phận con người trong tiểu thuyết