LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 14

điều đó không đúng thực. Tâm chẳng là gì cả, chính những ô nhiễm trong tâm
mới là vấn đề. Người ta cứ nghĩ tâm mình khó chịu hoặc không vui sướng, nhưng
thực ra tâm là thứ dễ chịu và hạnh phúc nhất. Khi chúng ta trải nghiệm những
trạng thái khó khổ khác nhau, đó không phải là tâm. Hãy ghi nhớ điều này: Sau
này, mỗi khi ta trải nghiệm những trạng thái khác nhau, hãy nhớ “Thầy Ajahn
Chah đã nói “Đó không phải là tâm””.

Chúng ta tu tập để đạt đến cái tâm—đó là cái tâm “xưa”. Đó là cái tâm

nguyên thủy, chân tâm. Chân tâm thì không bị điều kiện, không phải hữu vi. Nó
là vô vi. Bên trong chân tâm thì không có tốt hay xấu, dài hay ngắn, đen hay
trắng. Nhưng ta không hài lòng với chân tâm này, bởi vì chúng ta không nhìn vào
và hiểu biết mọi sự một cách rõ ràng.

Giáo Pháp (Dhamma) vượt trên những thói quen của cái tâm bình thường.

Nếu không tu tập tốt, chúng ta cứ nhận lầm sai thành đúng, đúng thành sai. Vì
vậy, chúng ta cần phải lắng nghe Giáo Pháp để có được sự hiểu biết về Giáo Pháp
và có thể nhìn nhận ra Giáo Pháp trong tâm mình. Sự ngu dốt ở trong tâm này. Sự
thông minh ở trong tâm này. Bóng tối vô minh và si mê là ở trong tâm này. Sự
hiểu biết và sự sáng tỏ là ở trong tâm này.

Nó giống như một cái chén dính đầy chất dơ, hoặc như một cái nền nhà dơ

bẩn. Dùng xà-bông và nước để chùi rửa, ta có thể loại bỏ chất dơ. Khi chất dơ đã
hết, ta có một cái chén sạch, hoặc một cái nền nhà sạch mát. Tương tự, ở đây cái
tâm này bị nhiễm dơ. Khi chúng ta tu tập đúng đắn, cái chân tâm trong sạch lộ ra,
cũng giống như cái nền nhà sạch mát lộ ra sau khi xóa bỏ những chất dơ. Khi dơ
bẩn được chùi rửa hết thì trạng thái trong sạch sẽ hiện ra. Hiện thời, chỉ là do chất
dơ bẩn làm dơ mờ nó thôi.

Cái tâm ở trong trạng thái tự nhiên của nó, đó là chân tâm, cái tâm đích thực,

là thứ ổn định và không bị ô nhiễm. Nó trong sạch và sáng tỏ. Nó bị dơ mờ và ô
nhiễm là do nó tiếp xúc với những đối tượng giác quan và bị chúng tác động nên
khởi sinh sự thích và không thích, ưa và ghét. Bản chất của chân tâm là không ô
nhiễm, chẳng qua nó chưa được thiết lập trong Giáo Pháp, do vậy những hiện
tượng bên ngoài có thể làm ô nhiễm nó.

Bản chất của chân tâm là không lay chuyển, là tĩnh tại. Nó tĩnh lặng. Chúng

ta không tĩnh lặng là do chúng ta bị kích thích với những đối tượng giác quan bên
ngoài, và rốt cuộc chúng ta trở thành nô lệ cho những trạng thái tâm khác nhau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.