LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 160

Tâm phản ứng tương tự như vậy. Khi có một cảm nhận (tâm tưởng) dễ chịu

“nhỏ” vào tâm, tâm thấy dễ chịu (lạc). Khi cảm nhận là khó chịu, tâm thấy khó
chịu (khổ). Tâm lúc đó bị “che mờ” vì những cảm nhận sướng và khổ, giống như
nước mưa trong bị nhuốm màu xanh và vàng.

Khi nước trong tiếp xúc màu vàng, nó ngã qua màu vàng. Khi tiếp xúc màu

xanh, nó chuyển qua xanh. Nó thay đổi màu sắc mọi lúc mọi nơi, tùy theo cái gì
tiếp xúc với nó. Nhưng thực ra bản chất nguyên thủy của nó là trong suốt và sạch
sẽ. Cái tâm nguyên thủy (tâm gốc, chân tâm) cũng như vậy, bản chất của nó vốn
là trong sạch và tinh khiết và không bị che mờ vô minh. Nó không còn trong suốt
và trở nên ngu mờ vì nó chạy theo những cảm nhận của tâm (những tâm tưởng);
và nó bị lạc vào những trạng thái đó!

Tôi sẽ giải thích rõ hơn chỗ này. Hiện chúng ta đang ngồi trong một khu

rừng yên tĩnh. Hiện không có gió và chiếc lá cây đang ở yên. Khi có gió thổi qua,
lá phất phơ, chuyển động theo gió. Tâm cũng như chiếc lá. Khi nó tiếp xúc với
một cảm nhận của tâm, nó cũng bị ''chuyển động'' theo tính chất của cảm nhận
đó. Và nếu chúng ta càng ít hiểu biết về Giáo Pháp, tâm chúng ta càng liên tục
chạy theo những cảm nhận khác nhau trong từng giây khắc. Cảm giác sướng, nó
ngã theo sướng. Cảm giác khổ, nó trở thành khổ. Đó là sự ngu mờ, khổ lụy liên
tục và liên tục theo những cảm nhận của tâm!

Rốt cuộc con người chỉ là ngu si và tục lụy. Vì sao? Bởi vì họ chẳng hiểu

biết! Họ chỉ chạy theo những trạng thái cảm nhận và không biết quan tâm đến cái
tâm. Khi cái tâm không có ai quan tâm chăm sóc, nó giống như một đứa trẻ con
không cha không mẹ nuôi dạy. Đứa trẻ mồ côi không có nơi nương tựa, không
một nơi nương tựa, và nó rất không an toàn, dễ gặp đủ chuyện nguy hại, đau
thương.

Cũng như vậy, nếu tâm không được chăm sóc, nếu không có sự tu tập, thuần

dưỡng bằng sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến), tâm sẽ dính vào muôn vàng rắc
rối, khó khổ và phiền não.

Bữa nay tôi chỉ cho ông bà một phương pháp tu tập cái tâm được gọi là

kammatthāna. “Kamma” có nghĩa là ''hành động'' hay nghiệp, và ''thāna'' có
nghĩa là ”căn bản”. (Nghiệp căn). Trong đạo Phật đây là cách làm cho tâm được
bình an và tĩnh lặng. Tùy theo quý vị dùng nó để tu tập cái tâm và dùng cái tâm
đã được tu tập để điều tra xem xét cái thân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.