LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 162

Thiền là cách phát triển (tu tập, tu dưỡng) cái tâm để tạo căn bản để khởi

sinh ra trí tuệ. (Đó là lý do duy nhất và quan trọng của thiền tập). Hơi thở là một
nền tảng sống thuộc thân. Phật đã dạy về phương pháp “Chánh niệm về Hơi thở”
[ānāpānasati]. Ở đây, chúng ta chọn hơi thở làm đối tượng của tâm để thiền tập.
Chúng ta chọn hơi thở làm đối tượng để thiền bởi nó là đơn giản nhất và bởi nó là
cốt lõi của thiền từ thời cổ xưa.

Khi có cơi hội tốt để ngồi thiền, hãy ngồi xuống, tréo chân: chân phải đặt

trên chân trái, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Giữ lưng thẳng. Tự nói với mình:
''Bây giờ ta phải dẹp bỏ mọi thứ gánh nặng và lo toan''. Dẹp bỏ tất cả mọi thứ,
ngoài hơi thở. Ta không muốn bất cứ thứ gì có thể quấy nhiễu ta nữa. Dẹp hết
mọi công việc, suy nghĩ, lo lắng.

Giờ thì cố định sự chú tâm vào hơi thở. Rồi thở vào, thở ra. Khi đang luyện

tập sự tỉnh giác vào hơi thở, chúng ta đừng cố ý thở dài hay thở ngắn. Không cố
thở mạnh hay thở nhẹ. Cứ để hơi thở đi vào và đi ra một cách bình thường và tự
nhiên. Sự ''chánh niệm'' và ''sự tự tỉnh giác về bản thân mình'' khởi sinh từ trong
tâm sẽ nhận biết rõ từng hơi thở vào và hơi thở ra.

(Chú tâm là hướng tâm vào đối tượng. Luôn luôn chú tâm vào đối tượng là

chánh niệm (sati). Luôn luôn biết về đối tượng, luôn nhận biết đối tượng, thường
biết, rõ biết về đối tượng gọi là tỉnh giác; sự tự tỉnh giác là sự luôn hiểu biết rõ
ràng (sampajañña) về đối tượng.)

Thư giãn. Đừng nghĩ suy điều gì. Không cần nghĩ này nghĩ nọ. Việc duy

nhất là cố định sự chú tâm vào hơi thở vào và hơi thở ra. Ta chẳng có gì để làm
ngoài việc đó! Duy trì sự chú tâm cố định vào hơi thở vào và hơi thở ra khi chúng
diễn ra. Tỉnh giác rõ về lúc bắt đầu, lúc giữa và lúc cuối của hơi thở. Khi thở vào,
bắt đầu là ngay chóp mũi, giữa là ngay giữa ngực, và cuối là bụng. Khi thở ra thì
ngược lại, bắt đầu là từ bụng, giữa là giữa ngực, và cuối là chóp mũi. Khi thở
vào, luyện tập (khả năng) tỉnh giác vào hơi thở: 1, ở chóp mũi; 2, ở giữa ngực; 3,
ở bụng. Khi thở ra, 1, ở bụng; 2, ở giữa ngực; 3, ở chóp mũi.

Nếu chỉ tập trung sự chú tâm vào ba điểm đó thì sẽ giải tỏa hết mọi suy nghĩ,

lo lắng và động vọng. Chỉ cần không nghĩ điều gì khác! (Nguyên lý dễ hiểu là khi
người đã hoàn toàn chú tâm vào một đối tượng (hơi thở) thì người đó không còn
ý nghĩ nào khác, và nhờ vậy tâm được an định). Cứ giữ sự chú tâm vào hơi thở.
Có lẽ những ý nghĩ vẫn còn nhiều, chúng vẫn còn xen vào trong tâm và quấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.