LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 161

Cá thể mỗi chúng ta gồm có hai phần: một là phần thân và hai là phần tâm.

Chỉ có hai phần này. Phần chúng ta gọi là ''thân'' (sắc) là phần có thể nhìn thấy
bằng mắt thường.

Ngược lại, phần ''tâm'' (danh) là phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường,

vì tâm không phải dạng sắc thể. Tâm chỉ có thể được nhìn thấy bằng ''con mắt
bên trong'' hay ''con mắt của tâm''. Có hai phần như vậy, thân và tâm, luôn luôn
và liên tục ở trong trạng thái động vọng, không thể nào kiểm soát được. (Thân thì
nếm trải khoái lạc và khổ đau của năm giác quan thân. Tâm thì chạy theo cảm
nhận khoái lạc và chạy trốn cảm nhận khổ đau của năm giác quan đó. Tâm là giác
quan thứ sáu, sống tục lụy theo những nhận thức sướng khổ của nó theo cảm giác
sướng khổ của năm giác quan kia).

Tâm là gì? Tâm thực sự chẳng là ''cái gì'' cả. Nói theo cách người phàm, nó

là cái (để) cảm nhận hay nhận thức. Cái (để) cảm nhận, nhận biết, nếm trải tất cả
mọi cảm nhận thuộc tâm (tâm tưởng) thì ta gọi là cái ''tâm''. Ngay lúc này có tâm.
Khi tôi đang nói với quý vị, tâm nhận biết những điều tôi đang nói. Âm thanh đi
vào qua tai và ta nghe được điều gì đang được nói. Cái đang trải nghiệm sự nghe
thấy đó thì được gọi là cái ''tâm''.

Tâm này không có một chủ thể nào, không có một bản thể nào, không có

một cái ‘ta’ nào cả. Tâm không có hình dạng, thể sắc. Nó chỉ đơn thuần trải
nghiệm những hoạt động của (thuộc, trong) tâm, tất cả chỉ là vậy! Nếu chúng ta
tu dạy tâm này có được cách nhìn đúng đắn (chánh kiến), tâm này sẽ không bị
(có, dính) khó khổ nữa. Nó sẽ được bình an.

Tâm là tâm. Đối tượng của tâm là đối tượng của tâm. Đối tượng của tâm

không phải là tâm, tâm không phải là đối tượng của tâm. Để hiểu rõ rệt về tâm và
những đối tượng của tâm, chúng ta nói rằng tâm là cái nhận biết (cảm nhận, nếm
trải) những đối tượng của tâm tiếp xúc vào nó.

Khi hai thứ, tâm và những đối tượng của tâm, tiếp xúc với nhau, sự tiếp xúc

sinh ra những cảm giác (cảm thọ, cảm thụ). Có những cảm thọ là tốt, có cảm thọ
là xấu, có cảm thọ sướng, có cảm thọ khổ, có nóng, có lạnh, có đắng, có ngọt, có
khoái, có đau... đủ các loại! Nếu không có trí tuệ để xử lý (giải quyết, đối trị...)
với những cảm thọ khác nhau đó, tâm sẽ bị rắc rối, ngu mờ, bất an, phiền não.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.