LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 204

đầu mệt mỏi và chán. Khi quý vị thực sự muốn nghe thì quý vị mới dễ nghe và dễ
hiểu những lời giảng. Khi nào già đi, người ta thường thèm nghe Giáo Pháp hơn,
vì của nó lúc đó thấm hơn, ngon hơn.

Khi làm một sư thầy, các thầy làm gương của họ, làm người tu hành gương

mẫu cho những tăng ni và Phật tử khác. Các thầy là tấm gương của các học trò đệ
tử của mình. Lúc đó, các thầy không còn nghĩ về mình nữa. Các thầy làm gương
cho mọi người noi theo, vì vậy đừng quên chính mình. Đừng nghĩ gì cho mình,
nhưng đừng quên chính mình. (Đừng nghĩ mình là sư thầy, là tấm gương, là cao
tăng. Chỉ cần đừng quên chính mình thì mình sẽ tự trở thành người chân tu và là
tấm gương cho các Phật tử noi theo). Nếu những ý nghĩ mình là này là nọ có khởi
sinh, bỏ qua nó. Nếu làm như vậy, các thầy sẽ trở thành người hiểu biết đúng về
mình.

Có cả triệu cách để tu tập Giáo Pháp. Nói về thiền tập thì nói không bao giờ

hết (vì đó chỉ là mượn ngôn ngữ để giảng bày, chứ đâu phải đích thực là sự tu tập
và nhìn thấy đâu mà nó đơn giản). Có quá nhiều điều khi nói bằng lời có thể làm
chúng ta nghi ngờ. Cứ dẹp sạch hết mọi điều, lúc đó bạn sẽ hết nghi ngờ! Khi bạn
hiểu được nguyên lý chỗ này, tức hiểu biết đúng đắn nguyên lý chỗ này, thì dù
bạn đang ngồi hay đi, bạn vẫn có sự bình an. Khi bạn ngồi thiền, đó là lúc là nơi
mang lại sự tỉnh giác của bạn. Nhưng không phải chỉ có lúc ngồi thiền, mọi chỗ
mọi lúc đều là nơi tu tập. Sự tỉnh giác có thể có mặt mọi lúc và trong mọi tư thế.
Sự chánh niệm cũng vậy. Chúng ta có thể thấy rõ mọi sự sinh-diệt của thân và
tâm mọi lúc, và chúng ta không tích giữ chúng lại trong tâm. Bỏ qua, liên tục
buông bỏ mọi thứ sinh-diệt. Nếu thương đến, cứ quay về lại tâm. Nếu tham đến,
cứ quay lại tâm. Nếu sân đến, cứ quay lại tâm. Nếu chúng đi, cứ tiễn chúng đi,
không giữ lại gì hết. Quay về lại tâm. Nhìn mọi sự đến, quay về lại nhà. Nhìn mọi
sự đi, quay về lại nhà. Cứ tu như vậy, rồi bạn sẽ trở thành một ngôi nhà trống
không. Hoặc nói theo cách khác, đây là cái tâm trống không, một cái tâm trống
không và không còn một thứ ô nhiễm, bất thiện nào. Chúng ta gọi là một ''cái tâm
trống không'', nhưng nó không phải là trống không theo nghĩa là “không có gì”,
nó trống không theo nghĩa là “không còn chút ô nhiễm nào”, nhưng chứa đầy trí
tuệ. Như vậy bạn làm gì, bạn làm với trí tuệ. Bạn nghĩ bằng trí tuệ. Ở đó chỉ có trí
tuệ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.