LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 203

chấp nhận khen nếu đó là phù hợp, chấp nhận chê nếu đó là đúng. Ví dụ, khi nuôi
dạy trẻ con, tốt nhất là đừng chửi mắng con nhiều. Nhiều người cứ chửi mắng rổn
rảng cả ngày. Bậc hiền trí thì biết lúc nào nên la rầy, lúc nào nên khen. Tâm
chúng ta cũng vậy. Hãy dùng trí khôn để biết tâm. Dùng kỹ năng thiện khéo để
chăm sóc tâm. Thì sau đó bạn sẽ trở thành người khôn khéo trong việc chăm dạy
tâm. Và khi tâm được khôn khéo, nó có thể trừ bỏ những khổ đau cho chúng ta.
Khổ đau nằm ngay bên trong tâm này của chúng ta. Những khổ đau là phức tạp,
nó tạo ra những trạng thái tâm và làm cho tâm nặng nề. Khổ đau sinh ra từ trong
tâm này. Nó cũng chết tại trong tâm này. Diệt trừ khổ là diệt trừ tại tâm này.

Cách của tâm là như vầy. Lúc có ý nghĩ tốt, lúc có ý nghĩ xấu. Lúc nghĩ này,

lúc nghĩ nọ. Bản chất của tâm là đánh lừa. Đừng tin vào nó!. Thay vì vậy, ta chỉ
cần nhìn thẳng vào những trạng thái của tâm. Cứ nhận biết những trạng thái đó
như chúng là. Dù nó có tốt, xấu, hay gì gì đi nữa, đó là cách của nó, nó là vậy.
Nếu ta chấp nê hay dính líu theo những trạng thái tâm đó, chúng sẽ trở thành này
nọ, nhiều hơn, ít hơn, tốt hơn, xấu hơn, dễ chịu hơn, khó chịu hơn... hơn là mức
độ đích thực như-chúng-là của chúng. Nếu chúng ta dính chấp vào chúng, ta cứ
như bị cắn và do vậy ta cảm thấy khổ. (Ví như con chó nhà bên cứ sủa, ta không
cần để ý nó làm gì. Nhưng nếu chúng ta không bỏ qua, cứ lắng nghe và bực tức,
ta sẽ khổ vì nó. Mặc dù nó không hề biết hay cố ý làm ta khổ. Khổ là do ta dính
chấp vào tiếng sủa của nó).

Nếu có cách nhìn đúng (chánh kiến) thì chỉ có sự bình an. Rồi chánh định

(samādhi) được sinh ra và trí tuệ có mặt.

Dù ta đang ngồi hay nằm, luôn có sự bình an. Bình an khắp nơi, dù ta đang ở

đâu.

Do vậy hôm nay các vị đệ tử đến đây để nghe Giáo Pháp. Các vị có thể hiểu

ít nhiều, có cái chưa hiểu. Để các vị hiểu dễ dàng hơn, tôi nói về việc tu tập thiền.
Dù bạn có nghĩ thiền là đúng hay sai, bạn hãy nên thử tập và suy xét về nó.

Là một người thầy, tôi cũng đã từng ở trong hoàn cảnh của các bạn. Tôi

cũng thèm nghe Giáo Pháp, vì tôi đi đâu cũng giảng về Giáo Pháp nhưng tôi
không có cơ hội nghe Giáo Pháp. Do vậy, giờ quý vị thực sự lắng nghe từ một sư
thầy. Thời gian qua nhanh khi quý vị đang ngồi và nghe. Quý vị đói Giáo Pháp
nên quý vị muốn nghe. Trước tiên, nói Giáo Pháp (pháp thí) cho người khác là
một niềm vui, nhưng ngay sau đó, niềm vui cũng không còn. Vì thấy quý vị bắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.