LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 201

lưng lại, không dính chấp vào tất cả những trạng thái đó và không tu tập (với mục
đích, với tham chấp) để đạt đến bất kỳ trạng thái nào trong đó.

Nếu chúng ta tu theo lời dạy của Phật, chúng ta đi đúng. Chúng ta đi đúng

đắn nhưng cũng sẽ gặp rắc rối. Không phải giáo lý của Phật là sai, là gây rắc rối,
nhưng những ô nhiễm của chúng ta gây rắc rối, trở ngại. Những ô nhiễm chưa
được nhìn thấy một cách đúng đắn, những ô nhiễm từ lâu làm mờ mắt tâm ta, mới
gây ra rắc rối cho chúng ta. Rắc rối từ ô nhiễm của chúng ta chẳng liên quan gì
đến giáo lý của Phật. (Mà giáo lý của Phật là để dạy cách xử lý và tu sửa và tiêu
diệt những ô nhiễm đó). Chúng ta có thể nói như vầy, nếu bạn dính líu vào con
đường đạo của Phật thì không gây ra khổ, bởi con đường đạo đó đơn giản là sự
''buông bỏ'' tất cả mọi thứ, tất cả mọi sự, tất cả mọi trạng thái, tất cả mọi pháp!

Tận cùng ý nghĩa rốt ráo của việc tu tập thiền Phật giáo, Phật đã dạy đó là tu

tập sự ''buông bỏ''. Đừng dính thứ gì. Đừng mang thứ gì! Tách ly! Buông bỏ!.
Thấy điều gì sai, buông bỏ. Thấy điều gì đúng, buông bỏ. Thấy tốt, buông bỏ.
Chữ ''buông bỏ'' không có nghĩa là chỉ buông bỏ chứ không tu tập gì. Buông bỏ
đâu dễ làm như bạn nghĩ. Buông bỏ đòi hỏi một sự tu tập cả đời. Nó có nghĩa là
ta phải tu tập theo phương pháp ''buông bỏ''. Đức Phật đã dạy bài bản rằng chúng
ta phải quán xét về tất cả mọi pháp (dhamma) để phát triển con đường đạo bằng
cách quán xét (xem xét, điều tra, tìm hiểu, quán chiếu, quán niệm đều có một
nghĩa thực hành ở đây) về thân và tâm của chúng ta. Giáo Pháp là ngay ở chỗ
này, không phải ở đâu xa. Nó ở ngay đây!. (Tu tập theo Phật Pháp là quán xét
ngay bên trong thân và tâm của mình để nhìn thấy sự thật của mọi sự sống). Nó ở
ngay bên trong cái thân này và tâm này của chúng ta.

Do vậy, các thiền sinh phải tu tập một cách nhiệt thành. Làm cho tâm mở

rộng hơn và sáng tỏ hơn. Làm cho tâm được tự do và độc lập. Làm một việc thiện
(công đức), đừng mang nó theo trong tâm. Kiêng cữ né tránh được việc ác, đừng
mang theo việc đó trong tâm. Buông bỏ hết. Phật dạy chúng ta sống ngay trong
giây phút hiện tại, ngay bây giờ tại đây. Đừng để mình lạc vào quá khứ hay
tương lai.

Giáo lý mà người ta ít hiểu biết nhất, làm đối nghịch với ý kiến của nhiều

người nhất, có lẽ là giáo lý về sự ''buông bỏ'', tức là sự ''làm bằng một cái tâm
trống rỗng''. Nói như vầy là nói theo ''ngôn ngữ Giáo Pháp''. Nói theo cách thông
thường thì như vầy: giống ta mang vác một tảng đá nặng. Sau một lúc thấy mệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.