LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 199

kiến''. Được vậy thì chẳng còn gì bí ẩn để giải quyết và chẳng còn gì khó khổ
nữa.

Đây là cách tu hành. Đây là cách tâm sẽ được bình an! Bạn buông bỏ. Bạn

đừng để tâm. Bạn tách ly. Khi có cảm giác dính chấp, ta tách ly khỏi nó, bởi
chúng ta đã biết cái cảm giác đó chỉ là đơn giản là một cảm giác như nó là. Nó
thực sự không xảy đến để quấy nhiễu chúng ta. Chúng ta cứ nghĩ cảm giác đó là
quấy rầy, làm khổ, hay làm khó chịu chúng ta, nhưng thực sự thì nó chỉ là nó, nó
chẳng làm gì cả. Nếu chúng ta có nghĩ này, nghĩ nọ, gán cho cảm giác đó là này
là nọ, thì nó cũng chỉ là nó, chỉ là một cảm giác. Nhưng nếu chúng ta buông bỏ,
thì hiện thực hình sắc chỉ là hình sắc, âm thanh chỉ là âm thanh, mùi hương chỉ là
mùi hương, mùi vị chỉ là mùi vị, chạm xúc chỉ là chạm xúc, và tâm chỉ là tâm.
Cũng giống như dầu và nước. Đổ hai thứ vào một chai, chúng không hòa tan lẫn
nhau bởi vì tính chất của chúng khác nhau.

Dầu và nước khác nhau giống như người ngu si và kẻ trí hiền khác nhau vậy.

Phật đã sống với đủ các thứ hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, chạm xúc và
tâm ý. Phật là vị A-la-hán đầu tiên [bậc giác ngộ], nên Phật sống quay lưng lại
với mọi thứ chứ không ngã theo (chạy theo, dính, chấp theo) mọi thứ. Phật quay
lưng và tách ly từng chút, từng chút từ khi Phật đã hiểu được tâm chỉ là tâm, ý
nghĩ chỉ là ý nghĩ như chúng là. Phật không lẫn lộn hay hòa trộn những thứ đó
với nhau. (Như người ta không lẫn lộn dầu và nước).

Tâm chỉ là tâm; ý nghĩ (hành) và cảm giác (thọ) chỉ là ý nghĩ và cảm giác.

Cứ để mọi thứ tự nhiên như nó chúng là! Cứ để hình sắc chỉ là hình sắc, âm thanh
chỉ là âm thanh, ý nghĩ chỉ là ý nghĩ, cảm giác chỉ là cảm giác. Việc gì ta phải
dính mắc vào chúng? Nếu chúng ta biết nghĩ và cảm giác theo cách như vậy, thì
sẽ tạo ra sự tách ly, sự quay lưng, sự buông bỏ với mọi thứ. Những ý nghĩ và cảm
giác của chúng ta để một bên và tâm chúng ta để một bên. Giống như dầu và
nước—dù có tiếp xúc nhau trong cùng một chai, nhưng dầu là dầu, nước là nước.
Dầu mặc kệ nước dù nước (có trong, có đục, có chua, có mặn, có thơm, có ngon)
như thế nào.

Đức Phật và những thánh đệ tử đã giác ngộ của Phật thời đó đã sống chung

với những người bình thường, phàm phu, chưa giác ngộ. Họ không những đã
sống chung với mọi người phàm phu mà họ còn chỉ dạy cho những người phàm
phu ngu tối cách (tu tập) để trở thành người thánh thiện, hiền trí và giác ngộ. Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.