LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 200

và các thánh đệ tử làm được như vậy vì họ đã biết rõ cách tu tập. Họ biết rõ mọi
chuyện chỉ là vấn đề tâm, mọi khó khổ đều nằm chỗ tâm, như tôi đã nói nhiều lần
với quý vị.

Do vậy, dù bạn đã tu tập đến đâu, đừng để tâm nghi ngờ về điều đó. Dù

chúng ta có bỏ nhà xuất gia chạy đến chùa để tu, thì việc đó không nên là sự chạy
trốn để bị lạc vào sự ngu mờ, ngu si. Cũng không nên là vì sợ chết hay sợ sệt gì
đó mà bỏ nhà đi tu. Sự bỏ nhà đi tu là để tu sửa cái tâm, để huấn luyện cái tâm, để
có thể làm chủ được chính mình. Nếu hiểu như vậy thì mới nên đi tu, thì mới có
thể tu tập theo Giáo Pháp. Giáo Pháp sẽ càng ngày càng rõ ràng hơn. Người hiểu
biết Giáo Pháp, thì hiểu biết chính mình; người hiểu biết chính mình, thì hiểu biết
Giáo Pháp. Thời nay, thấy thì chỉ có những điển tích (kinh điển) vô tri vô giác
của Giáo Pháp trở thành những quy tắc được chấp nhận. Nhưng đúng thực thì
Giáo Pháp có mặt khắp nơi (chứ không phải chỉ ở trong kinh điển hay theo kinh
điển). Không cần phải trốn chạy đến nơi nào khác. Thay vì vậy, nên trốn chạy
bằng trí tuệ. Trốn chạy bằng trí khôn. Trốn chạy bằng kỹ năng tu tập thiện xảo.
Đừng chạy trốn bằng sự ngu si, vô minh. Nếu bạn muốn bình an, thì đó nên là sự
bình an từ trí tuệ. Như vậy là đủ!

Khi chúng ta nhìn thấy Giáo Pháp thì sẽ có con đường đúng đắn, có chánh

đạo. Những ô nhiễm chỉ là những ô nhiễm. Khi chúng ta quay lưng, tách ly khỏi
chúng, thì những ô nhiễm chỉ là những ô nhiễm, như chúng đích thực là, lúc đó
chúng chỉ đơn thuần là những đối tượng đối với chúng ta mà thôi. Khi chúng ta ở
trên đường chánh đạo, chúng ta khó bị lầm lẫn hay dính nhiễm, ta đi thênh thang
và tự do mọi lúc mọi nơi.

Phật dạy: ''Này các Tỳ kheo. Các thầy đừng dính vào bất kỳ pháp nào''.

đây các pháp (dhamma) nghĩa là gì? Các pháp là tất cả mọi hiện tượng, mọi thứ,
mọi sự thể; không có thứ gì không phải là pháp. Yêu và ghét là các pháp, sướng
và khổ là các pháp, thích và ghét là các pháp; tất cả mọi sự, tất cả mọi thứ, dù có
nghĩa hay vô nghĩa, đều là các pháp. Khi chúng ta tu tập Giáo Pháp, khi chúng ta
hiểu biết, thì chúng ta buông bỏ. Và như vậy chúng ta có thể tu theo giáo lý của
Phật là không dính chấp vào bất kỳ pháp nào.

Tất cả mọi trạng thái đều sinh ra từ tâm này của chúng ta, đó là những trạng

thái của tâm, chúng luôn luôn ở trong trạng thái biến đổi. Đức Phật dạy không
dính vào bất kỳ trạng thái nào trong đó. Phật dạy các học trò phải tách ly, quay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.