LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 202

nhưng không biết cách buông bỏ nó. Vì vậy, cứ chịu đựng gánh nặng đó cả đời.
Nếu ai đó kêu ta bỏ nó đi, ta lại nói nếu bỏ đi thì ta chẳng có gì. Nếu ai đó phân
tách chỉ ra cho ta những lợi lạc có được sau khi ‘giục’ bỏ tảng đá đó đi, ta vẫn
không chịu tin, cứ nghĩ rằng “nếu giục tảng đá đi, ta chẳng còn có gì”. Vậy là ta
cứ mang vác gánh nặng đó cả đời cho đến khi ta mệt, yếu, bệnh và kiệt sức,
không còn chịu được nữa, thì lúc đó mới chịu buông bỏ nó.

Nêu chịu buông bỏ nó, ta sẽ lập tức trải nghiệm một cảm giác dễ chịu và giải

thoát tuyệt vời, đó là những lợi lạc có được từ sự buông bỏ. Lập tức cảm thấy nhẹ
hơn, tốt hơn, nhìn ra sự mang vác gánh nặng đó là khổ sở như thế nào. Trước khi
quăng bỏ tảng đá có lẽ ta chưa biết được những lợi lạc của việc quăng bỏ nó đi.
Do vậy, nếu có ai khuyên ta buông bỏ, một kẻ ngu si chưa giác ngộ như ta có thể
sẽ không nghe theo, vì không nhìn ra sự lợi lạc của việc buông bỏ. Ta cứ mù
quáng và cố chấp mang vác những gánh nặng suốt đời, cho đến khi nó quá nặng
không còn chịu được nữa, ta mới chịu buông bỏ. (Còn tốt hơn một số người vẫn
không chịu buông bỏ thứ gì ngay cả khi đang nằm chờ chết trong phút chốc trên
gường bệnh).

Nhiều gánh nặng ta cứ cố chấp mang vác cho đến khi kiệt sức mới chịu

buông bỏ, thì dù đã muộn, nhưng ta vẫn trải nghiệm được sự lợi lạc và tự do sau
khi buông bỏ nó. (Trễ vẫn còn hơn không). Đó là kinh nghiệm ta cần phải học.
Lần sau, khi ta phải gánh vác những gánh nặng khác, ta hãy nhớ lại kinh nghiệm
đó, và nhờ đó ta có thể quyết định buông bỏ sớm hơn, dễ hơn.

Cái tự ngã, cái cảm nhận về cái ‘ta’ của chúng ta, cũng giống như tảng đá

nặng đó. (Phật cũng nói đó là một trong những cái gông cùm ta mang suốt đời,
suốt bao đời, cho đến khi giác ngộ mới hết). Cũng như tảng đá, khi chúng ta nghĩ
mình phải ‘giục bỏ’ cái tự ngã là ‘ta’, là cái ‘của ta’, thì mình sẽ còn gì cả.
(Người đời sợ mình sẽ không còn một cái ‘ta’ hay một ‘linh hồn ta’ trong thân
thể này, và nếu vậy thì mình là ‘ai’ bây giờ. Phật đã không trả lời thẳng câu hỏi
này). Nhưng nếu chúng ta chịu buông bỏ cái ‘ta’, chúng ta sẽ lập tức trải nghiệm
một sự nhẹ nhàng, thanh thản, hạnh phúc có được từ sự buông bỏ đó; giống như
sự nhẹ nhàng, sảng khoái và sung sướng sau khi đã bỏ đi tảng đá nặng. Đó là
niềm hạnh phúc có được từ sự từ bỏ, từ bỏ sự dính chấp.

Khi tu tập cái tâm, bạn không nên dính chấp vào những điều khen chê. Thế

gian ai cũng muốn được khen và muốn không bị chê. Cách của đạo của Phật là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.