LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 197

biến mất bằng sự suy nghĩ, bằng sự lý giải lý thuyết, bằng sự phỏng đoán, hay
bằng sự thảo luận. Những nghi ngờ cũng không biến mất bằng cách không làm gì
cả. Tất cả mọi sự chướng ngại và ô nhiễm đều biến mất bằng sự tu tập và phát
triển cái tâm, chỉ bằng sự tu tập đúng đắn.

Cách tu tập và phát triển cái tâm mà Phật đã dạy là ngược lại hoàn toàn với

cách của thế gian, bởi giáo lý của Phật là xuất phát từ một cái tâm tinh khiết và
thanh tịnh. Một cái tâm tinh khiết, không còn dính ô nhiễm, là Con Đường của
Phật và các vị thánh đệ tử.

Nếu bạn tu tập theo Giáo Pháp thì phải hướng tâm theo Giáo Pháp. Đừng

hướng Giáo Pháp theo mình. Khi bắt đầu tu tập theo Giáo Pháp, khổ sẽ khởi sinh.
Chẳng ai thoát khỏi khổ hết. Nên khi bạn bắt đầu tu tập, khổ đã có mặt ngay đó.

Nhiệm vụ của người thiền là chú tâm chánh niệm, tập trung và hài lòng.

Những điều này dừng chúng ta lại. Chúng dừng những thói quen của tâm của
những người chưa tu tập trước đó. Nhưng tại sao chúng ta phải dừng những thói
tâm lại? Vì nếu chúng ta không tu tập cái tâm, nó vẫn luôn hoang dại và chạy
theo thói tâm tự nhiên của nó. (Lưu ý: những thói tâm tự nhiên cố hữu của cái
tâm chưa được tu tập là khác với bản chất tự nhiên của chân tâm, “tâm xưa”, tâm
nguyên thủy, theo định nghĩa của Đức Phật. Bản chất của chân tâm là không có
gì, trong sạch và sáng tỏ, không bị ô nhiễm, không có “thói tâm” nào hết. Còn
thói tâm tự nhiên đang nói là những thói tâm (tập khí) của cái tâm của chúng ta,
cái tâm chưa được tu tập). Chúng ta có thể thuần hóa những thói tâm tự nhiên đó
và dùng nó vào việc có ích. Chỗ này có thể ví như các cây. Nếu chúng ta để các
cây cối như chúng đang mọc tự nhiên ở trong rừng thì chúng ta không thể dụng
chúng để xây nhà, làm cửa, làm vật dụng được. Chúng ta không thể biến chúng
thành ván, thành thanh để xây nhà. Các thợ mộc thợ cưa phải chặt cây đem về đo
đạc, cưa ra thành ván, thành thanh rồi mới xây nhà, đóng thành các đồ đạc. Sau
đó, họ có thể xây nên ngôi nhà nhanh chóng.

Thiền và việc phát triển tâm cũng giống như vậy. Bạn phải lấy cái tâm chưa

tu tập, giống như người ta lấy cây thô về, sau đó nắn sửa, huấn luyện cái tâm để
nó được tinh tế hơn, giống như cưa gỗ thô thành những ván thành thanh tinh chế
hơn, và sau đó dùng chúng một cách hữu dụng. Khi tâm được tu tập tinh tế hơn,
nó sẽ càng tỉnh giác về nó hơn và nhạy bén (hiểu biết nhanh) hơn với mọi trạng
thái khởi sinh trong nó. Mọi thứ đều ở trong trạng thái tự nhiên, thô sơ của nó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.