LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 196

đó. Tâm bạn nói rằng: ''Tôi sẽ ngồi xuống thiền cho đến khi nào đạt đến sự tĩnh
lặng''. Nhưng rồi sự tĩnh lặng chẳng có được, bạn thấy khổ, vì thất vọng. Và khi
thấy khổ, bạn đứng dậy và bỏ đi! Thực tập kiểu đó thì không thể gọi là ''sự tu tập
cái tâm''. Đó là sự ''bỏ cuộc''.

Thay vì si mê chạy theo những trạng thái khác nhau của mình, ta huấn luyện

bản thân bằng Giáo Pháp của Đức Phật. Dù thấy lười biếng hay siêng năng, cứ tu
tập tiếp. Đây là cách tốt hơn. Chứ cái cách chạy theo những trạng thái của thân
tâm mình thì chẳng bao giờ tu tập gì được để đạt đến Giáo Pháp. Nếu ta tu tập
Giáo Pháp thì dù thân tâm có đang ở trong trạng thái nào, ta cứ tu tập, tiếp tục tu
một cách đều đặn. Cách bỏ mặc hay ngã theo những trạng thái của thân tâm
không phải là cách của Phật. Khi chúng ta cứ chạy theo quan điểm và ý kiến
riêng của mình về Giáo Pháp, thì chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy được rõ
ràng điều gì là đúng, điều gì là sai. Ta không thấy biết về tâm. Ta không thấy biết
về chính mình.

Do vậy, nếu tu tập theo kiểu riêng, theo ý kiến riêng của mình, thì đó là cách

chậm nhất. Tu tập theo Giáo Pháp là con đường trực chỉ nhanh nhất. Đang lười
biếng, tu; đang thấy siêng, tu. Ta luôn tỉnh giác về thời gian và nơi chốn. Cách
này được gọi là ''sự tu tập cái tâm''.

Nếu cứ chạy theo quan điểm và ý kiến riêng của mình và tu tập theo kiểu

của mình, bạn sẽ đi đến nghĩ ngợi đủ thứ và nghi ngờ đủ kiểu. Bạn cứ nghĩ:
''Chắc mình có ít công đức quá. Mình không chút vận may. Nên mình không tu
được. Mình tu bao nhiêu năm rồi vẫn chưa giác ngộ được gì. Mình vẫn chưa nhìn
thấy Giáo Pháp gì cả''. Tu tập theo kiểu đó không thể gọi là ''sự phát triển tâm''.
Đó chỉ là sự ''phát triển tai nạn''.

Nếu, bây giờ bạn như thế này, nhưng sau khi tu tập thiền tập bạn vẫn không

biết gì, không nhìn thấy gì, không cải tạo được bản thân, thì đó là do bạn đã tu tập
một cách sai lạc. Bạn không tu theo Giáo Pháp của Phật. (Nếu ai cũng tự mình tu
được theo cách của mình thì Phật đã bỏ công sức 45 năm ra để giảng dạy Giáo
Pháp để làm gì? Nếu ai cũng tự mình tu tập và giải thoát được thì họ cần gì phải
theo đạo của Phật? Và nếu đã tin Phật và theo đạo Phật, nhưng lại tu tập theo
cách của riêng mình, thì điều đó là không hợp lý). Đức Phật đã dạy rằng: ''Này
Ananda, hãy tu tập nhiều! Tu tập một cách đều đặn! Sau đó mọi nghi ngờ, mọi
điều không chắc chắn của mình sẽ biến mất''. Những nghi ngờ sẽ không bao giờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.