LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 195

bằng sự định tâm (samādhi). Việc này được gọi là ''việc tu tập cái tâm''. Lúc đầu,
nền tảng tu tập là thiết lập giới hạnh đạo đức (sīla). Sīla là tu tập những hành vi
và lời nói.

Tu tập chánh nghiệp và chánh ngữ. Điều này làm sinh ra sự xung khắc và

khó xử. Vì sao, bởi vì ta không để cho bản thân làm như theo những điều nó
muốn làm và nói, nên xảy ra sự xung đột với bản thân.

Ăn ít! Ngủ ít! Nói ít! Bất cứ thứ gì thuộc những thói quen phàm tục thì đều

bị hãm bớt lại, người tu cưỡng lại sức mạnh của những thói quen đó. Đừng cứ
thích gì làm nấy, đừng chạy theo những ý nghĩ (ý hành) thúc giục này nọ. Đừng
chạy theo nó một cách mù quáng và hèn hạ. Ta phải liên tục đi ngược lại dòng
chảy si mê và ngu mờ đó. Việc này gọi là ''kỹ luật'' (kiêng cữ, kiềm chế, giới
hạnh). Khi ta kiềm chế cái tâm, thường thì nó bất chấp và bắt đầu chống cự. Nó
trở nên bị kiềm chế và đè nén. Khi tâm đang bị ngăn cản không cho làm những
điều nó muốn thì nó bắt đầu lăng xăng và chống cự. Khổ (dukkha)

22

có mặt rõ

ràng đối với chúng ta trong từng giây phút.

Khổ này, dukkha này, là sự thật thứ nhất mà Phật đã chỉ ra. Đó là một chân

lý. Hầu hết mọi người đều muốn tránh khổ. Họ không muốn khổ, không muốn bị
khổ, không muốn gặp bất kỳ loại khổ nào. Đích thực thì chính sự khổ đau mới
mang lại trí tuệ; nó làm cho ta quán xét và chánh niệm về khổ, về dukkha. Sướng
(sukha) thì thường khiến ta nhắm mắt, đóng tai. Sướng không bao giờ giúp chúng
ta tu dưỡng tính nhẫn nhục và chịu đựng. Nó chẳng bao giờ để ta tu tập tính kiên
nhẫn. Tiện nghi và sướng khoái làm cho chúng ta thêm ỷ lại, bất cẩn, chểnh
mảng, lạc lối. Trong hai thứ sướng khổ (dukkhasukkha), dukkha là dễ nhìn
thấy nhất. Do vậy, chúng ta phải đặt sự khổ lên trên để tu tập và chấm dứt khổ.
Chúng ta cần phải biết rõ khổ, dukkha, là gì trước khi chúng ta bước vào tu tập
thiền.

Trước tiên, chúng ta cần tu tập cái tâm theo cách như vầy. Bạn có thể chưa

hiểu điều gì đang xảy ra hoặc chưa hiểu lý của việc mình tập làm, nhưng khi sư
thầy nói bạn làm điều gì, bạn cứ nên làm theo. (Hãy tin vào sư thầy chỉ dạy về
bước căn bản). Bạn sẽ tu dưỡng hạnh kiên nhẫn và chịu khó. Bất cứ điều gì xảy
đến, bạn cứ chịu khó, bởi vì đó là cách nó diễn ra. Ví dụ, khi bạn bắt đầu tu tập sự
định tâm (samādhi), bạn muốn đạt được sự tĩnh lặng và bình an. Nhưng bạn
không làm được. Bạn không làm được gì bởi bạn chưa bao giờ thực tập theo cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.