LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 207

ba điều kiện đó thì sẽ khởi sinh sự ''buông bỏ''. Chị sẽ nhìn thấy sự khởi sinh và
biến mất liên tục của tất cả mọi hiện tượng.

Chị sẽ biết được sự khởi sinh và biến mất (sinh diệt) chính là hoạt động của

tâm. Khi có thứ gì khởi sinh thì nó biến mất, và theo sau là thứ khác khởi sinh và
biến mất. Theo Cách của Giáo Pháp chúng ta gọi sự khởi sinh và biến mất là sự
sinh và chết, là sự sinh-diệt; và đó chính là mọi sự-- mọi sự chỉ là vậy! Khi khổ
khởi sinh, nó biến mất, và, khi khổ biến mất, nó lại khởi sinh

24

. Chỉ có khổ khởi

sinh và biến mất. Khi chị nhìn thấy điều đó nhiều lần, chị sẽ có khả năng biết rõ
lẽ sinh diệt đó một cách thường trực; và, khi sự thấy biết là thường trực, chị sẽ
thấy lẽ thật đó luôn luôn có mặt. Mọi thứ chỉ là sinh và diệt, đến và đi. Chẳng có
gì được mang theo, chỉ là sự khởi sinh và biến mất—tất cả chỉ là vậy.

Kiểu thấy biết như vậy sẽ làm khởi sinh một cảm giác tĩnh lặng buông bỏ

đối với thế giới. Khi đã có được cảm giác buông bỏ thì chẳng còn gì đáng để ta
tham muốn nữa; vì sự thật chỉ có sự dinh diệt, một người được sinh ra để rồi chết
đi mà thôi. Đó là lúc tâm đạt đến chỗ ''buông bỏ'', buông bỏ mọi thứ để chúng
diễn ra theo đường lối tự nhiên của chúng. Mọi thứ khởi sinh và biến mất trong
tâm chúng ta, và chúng ta biết rõ điều đó. Khi sướng khởi sinh, ta biết rõ; khi khổ
khởi sinh, ta biết rõ. Sự biết rõ về sướng, biết rõ về khổ đích thực là gì thì có
nghĩa là ta không nhận chúng là của ta. Với sướng và khổ, chúng ta biết rõ chúng,
và không nhận chúng là của chúng ta. Khi chúng ta không còn nhận lấy sướng
khổ, không còn dính chấp vào sướng khổ, chúng ta chỉ đơn thuần để mọi thứ diễn
ra theo cách tự nhiên của chúng.

Vậy chúng ta nói rằng hành vi của tâm giống như rắn độc. Nếu chúng ta

đừng đụng gì đến nó, nó sẽ tự nhiên đi theo cách của nó. Dù nó là rất độc hại
nhưng ta không bị ảnh hưởng gì; nếu chúng ta không đến gần hay nắm bắt nó, thì
nó không cắn ta. Rắn hổ mang sẽ đi theo cách của nó. Chúng ta cứ làm như vậy.
Đó là cách khôn ngoan nếu bạn để yên nó. Cứ để yên với mọi thứ tốt. Cứ để yên
với mọi thứ xấu— để yên với mọi sự theo cách tự nhiên của nó. Để yên với mọi
sự thích hay không thích của chị, cũng như cách chị để yên không động gì đến
rắn hổ mang.

Vậy, người khôn ngoan sẽ giữ thái độ như vậy đối với những trạng thái khác

nhau khởi sinh trong tâm. Khi sự tốt khởi sinh, cứ để yên nó tốt, nhưng ta biết rõ
về nó. Ta hiểu rõ bản chất (sinh diệt) của nó. Khi có sự không tốt khởi sinh, cứ để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.