những điều này. Phòng trừ, tránh bỏ tất cả những điều xấu ác, từ điều nhỏ đến
điều lớn, từ thân, miệng, ý... đây chính là điều các vị Phật dạy.
Nếu chúng ta muốn nhuộm một tấm vải thì chúng ta phải giặt sạch nó trước.
Nhưng hầu hết mọi người không làm vậy. Nhiều người chẳng thèm nhìn vào tấm
vải, cứ nhúng ngay vào thuốc nhuộm. Vậy là tấm vải càng trở nên tệ hơn trước
đó. Hãy nghĩ về điều này. Vải mà dơ thì có nhuộm gì cũng ra màu dơ, màu lem.
Quý vị thấy không? Đây là chỗ đạo Phật đã dạy, nhưng ai cũng bỏ qua phần
này. Họ chỉ muốn ra mặt làm những việc tốt, việc thiện, nhưng họ không chịu từ
bỏ những việc xấu, việc ác. (Khi tâm còn đầy tham, sân, ích kỷ thì có làm nhiều
việc thiện thì cũng không tốt hơn bao nhiêu). Giống như ai cũng đổ thừa rằng ''cái
lổ sâu quá'', nhưng chẳng ai tự nhận là tay mình ngắn quá. Cái nên làm là chúng
ta phải quay lại nhìn lại chính mình!. Nghe được giáo lý này, quý vị nên bước lùi
lại một bước và nhìn lại chính mình.
Hàng đoàn đoàn người chất đầy trên các xe khách kéo nhau đi tạo công đức.
Nhưng trên xe họ vẫn còn cải vã nhau, người vừa lòng, kẻ bực tức với nhau này
nọ. Thậm chí có những nhóm đi tạo công đức hay đi lễ Phật nhưng vẫn uống bia
rượu dọc đường, trên xe. Nếu có ai hỏi họ đang đi đâu, họ đều nói là đang đi
chùa, đang đi tạo phước, tạo đức. Họ chỉ muốn tạo công đức mà không muốn từ
bỏ những tâm tính tham, sân, xấu nết, ích kỷ. Kiểu như vậy thì họ sẽ chẳng bao
giờ tìm thấy công đức gì hết.
Người đời thì theo kiểu như vậy. Còn quý vị nên nhìn một cách sâu sát, nhìn
lại bản thân mình. Đức Phật đã dạy là phải luôn có sự tập trung (chánh định) của
tâm và sự tỉnh giác (chánh niệm) trong tất cả mọi tình cảnh. Sự bất thiện khởi
sinh trong những hành động của thân, miệng và ý. Nguồn gốc của tất mọi điều
tốt, xấu, thiện, ác, lành, hại đều nằm trong ba loại hành động (ba nghiệp): hành
động, lời nói và tâm ý. Quý vị có mang theo những hành động, lời nói, tâm ý đó
đến đây hôm nay không? Hay quý vị đã bỏ chúng lại ở nhà? Đây chính là chỗ
quý vị cần nhìn vào, ngay chỗ ba nghiệp đó. Không cần phải nhìn đâu xa xôi.
Nhìn ngay vào hành động, lời nói và ý nghĩ của mình. Nhìn vào để thấy hành vi
đức hạnh của mình có bị sai trái hay không.
Đa số không thực sự nhìn vào ba chỗ đó. Giống như bà nội trợ đang rửa
chén với vẻ mặt nhăn nhó. Bà ta cũng đang cố rửa sạch chén, nhưng không biết
tâm mình đang ô nhiễm (sân)! Đó là chuyện bình thường, nhưng cũng có thể là