Rồi tiếp theo chúng ta có Kusalassūpasampadā–[Làm cho tâm thiện khéo và
đức hạnh]. Nếu tâm đã thiện khéo và đức hạnh thì quý vị đâu cần phải ngồi trên
xe khách đi khắp đất nước này để tìm kiếm công đức. Ngồi ở nhà cũng có được
công đức vậy. Nhưng ai cũng rủ nhau đi tìm kiếm hay tích tạo công đức mà
không mấy ai chịu từ bỏ những điều xấu ác. Họ quay về nhà với hai bàn tay
trắng, với vẻ mặt chua chát (vì không biết mình có được phúc đức gì không sau
một chuyến đi dài mệt mỏi như vậy). Họ lại rửa chén bát với vẻ mặt chua chát, ý
định rửa chén cũng bực tức, không vui. Ngay chỗ này không ai chịu nhìn vào, mà
cứ lo đi tìm công đức ở những nơi xa xôi.
Chúng ta có thể đã nghe về những điều này, nhưng chúng ta chưa thực sự
hiểu biết về chúng nếu chúng ta không chịu hiểu biết bên trong tâm này của
chúng ta. Đạo Phật là tiến vào trong tâm. Nếu tâm đang tốt lành và đức hạnh thì
nó hạnh phúc. Lúc đó như có một nụ cười trong tim chúng ta. Nhưng hầu hết
chúng ta khó mà dành một chút thời gian để cười, phải không? Chúng ta muốn
cười khi mọi thứ xảy ra theo ý chúng ta. Sự hạnh phúc của hầu hết mọi người là
khi mọi thứ (cơm áo gạo tiền, dục lạc, danh phận...) xảy ra theo ý muốn của
mình. Họ luôn muốn mọi người trên đời phải làm những điều họ muốn và nói
những lời họ thấy vui. Đúng không, đó là cách người đời đi tìm hạnh phúc. Làm
sao có thể mọi người trên đời này sẽ làm và nói những điều mình thích? Vậy thì
làm sao bạn tìm thấy hạnh phúc được theo cách đó?
Chúng ta phải dùng Giáo Pháp để tìm hạnh phúc. Dù mọi sự ra sao, dù đúng
hay sai, đừng dính chấp vào nó. Cứ nhận biết mọi sự như-chúng-là, rồi chúng sẽ
biến qua. Khi tâm được thư thả thì bạn có thể cười. Giây phút nào bạn khó chịu
(không vui, sân giận, bất mãn, bực tức, khó chịu, bất đồng) với điều gì, tâm sẽ bị
xấu. Cứ chấp này chấp nọ thì chẳng tốt lành gì cả.
Sacittapariyodapanam: [(tạm dịch) Sau khi rửa sạch mọi ô nhiễm, tâm sẽ
không còn phiền não bất an...], tâm sẽ được bình an, hiền lành và đức hạnh. Khi
tâm tỏa sáng và đã trừ sạch mọi điều bất thiện thì mọi lúc mọi nơi ta đều được
thư thả, dễ chịu. Một cái tâm tĩnh lặng và bình an là sự thể hiện đích thực của
thành tựu nhân văn. (Tâm tĩnh lặng và bình an là mục tiêu của con đường tu tập
theo đạo Phật. Chứ bạn nghĩ mục tiêu của đạo Phật là gì?).
Khi ai nói thuận với ý ta, ta cười. Khi họ nói ngược với ý ta, ta bực. Làm sao
bạn có thể khiến tất cả mọi người trên thế gian này luôn nói và làm theo ý của