LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 336

bạn được? Làm gì có chuyện đó (ngay cả khi bạn là vua), đúng không? Bộ bạn
chưa bao giờ làm ngược ý hay làm bực lòng cha mẹ mình sao? (Ngay cả bạn có
hiếu đến mức nào, nhưng bạn cũng không thể luôn luôn nói và làm một cách
tuyệt đối theo ý cha mẹ). Không phải chỉ là mọi người, mà thậm chí tâm của
chúng ta cũng làm ngược ý ta. Những thứ bản thân chúng ta nghĩ đến cũng gây
khó chịu. Chúng ta làm gì được? Có thể bạn đang đi thả bộ và bất ngờ vấp phải
một gốc cây. Úi cha đâu quá! Là chuyện gì? Ai gây ra? Ai đá chân vào gốc cây?
Ai đá ai? Biết chửi ai bây giờ, nhưng ta cũng bực tức, ngay cả đó là hoàn toàn là
lỗi của mình. Tâm của chúng ta cũng làm ta khó chịu, bất hạnh. Nếu suy xét về
điều đó, bạn sẽ thấy đúng là vậy. Nhiều lúc chúng ta làm những điều mà mình
cũng không thích. Tất cả chúng ta đều chửi thề (bằng nhiều chữ khác nhau) khi
mà chúng ta không có ai để chửi, để chấp, để bắt lỗi, để trút sân giận về phía
người đó.

Công đức, phúc đức hay phước trong đạo Phật chính là hành động từ bỏ

những điều sai, xấu, ích kỷ. Khi chúng ta từ bỏ những điều sai, xấu, ích kỷ thì
chúng ta không bất thiện, không sai, không xấu. Khi không còn sự căng thẳng,
chấp nê này nọ thì sẽ có được sự bình lặng. Tâm bình lặng là một cái tâm trong
sạch, nơi đó không còn chứa chấp những ý nghĩ sân si, nơi đó là trong sạch và
sáng tỏ.

Làm cách nào để làm cho tâm được trong sạch và sáng tỏ? Chỉ bằng cách

thấy biết nó. Ví dụ, chúng ta có thể nghĩ rằng ''Hôm nay tâm trạng mình thực là
tồi tệ, mọi thứ mình nhìn đều gây khó chịu, ngay cả mấy cái chén đang nằm trong
tủ chén''. Bạn cứ muốn lấy chúng ra đập bể hết cho đã. Mọi thứ bạn nhìn đều
đáng ghét, mấy con gà, mấy con vịt, mấy con mèo, mấy con chó...bạn thấy ghét
tất cả. Mọi lời nói của ông chồng đều thấy ghét, thấy khó nghe. Ngay cả lúc này
nếu nhìn vào trong tâm bạn cũng thấy không vui. Những lúc như vậy ta phải làm
gì? Sự khó khổ này sinh ra từ đâu vậy? Cứ sân si như vậy thì không tốt lành, cứ
sân si như vậy thì được gọi là sự ''không có công đức'', sân si như vậy là vô phúc,
vô phước. Dạo này ở Thái Lan người ta hay nói kiểu ‘Một người khi chết là hết
công đức’. (Ở Việt nam thì gọi là ‘hết phước’, cùng một nghĩa). Nhưng điều đó
không phải, (không phải khi chết mới hết công đức). Cả đống người còn sống
cũng đã đâu có chút công đức gì...
đó là những người không hiểu biết gì về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.