chừng đứa bé cẩn thận, nó yếu ớt lắm đó''. Cha mẹ còn thương yêu nó hơn mọi
đứa con khác.
Đúng là vậy, cha mẹ ai cũng thương con như vậy. Nhưng rồi qua thời gian
quá khổ cực với con cái, cha mẹ lại thiết lập trong tâm—nửa thương, nửa ghét.
Không còn một thứ tâm thương hay ghét, giờ thì luôn luôn có hai loại tâm trong
tâm. Con cái là nghiệp của chúng ta, là “của” của chúng ta. Chúng nó là nghiệp
của chúng ta, do vậy chúng ta phải có trách nhiệm lo cho chúng. Nếu đứa con
làm ta khổ sở, chỉ cần biết nhắc nhở mình rằng: ''Đó là nghiệp của ta''. Nếu con
cái làm chúng ta vui lòng, chỉ cần biết nhắc nhở mình rằng: ''Đó là nghiệp của ta''.
Nhiều lúc ở nhà chúng ta quá bực tức, khổ cực...với con cái, chúng ta chỉ muốn
bỏ đi, bỏ mặc con cái. Thậm chí có nhiều người gặp cảnh nghịch tử cũng nghĩ
đến chuyện treo cổ tự tử! Đó là nghiệp. Chúng ta phải chấp nhận lẽ thật đó. Nên
tránh bỏ những ý nghĩ xấu, tránh làm những điều bất thiện (như bất mãn, ghét bỏ,
bỏ mặc, tuyệt vọng, tự tử...) thì chúng ta có thể nhìn thấy bản thân mình một cách
rõ ràng hơn.
Chính điều đó mà việc quán niệm về mọi sự việc là rất quan trọng. Thường
khi tập thiền chúng ta dùng những đối tượng thiền, ví dụ như niệm chữ Bud-dho
[Đức-Phật]. Nhưng chúng ta cũng có thể niệm chữ ngắn gọn hơn. Khi nào thấy
khó chịu, khi nào thấy tâm mình xấu, chỉ cần nhớ: ''Là vậy!''. Khi cảm thấy tâm
mình tốt hơn, chỉ cần niệm: ''Là vậy!... Điều đó không chắc chắn''. Nếu thấy tâm
mình thương ai, chỉ cần biết: ''Là vậy!''. Nói vậy quý Phật tử có hiểu không? Quý
vị không cần đi tìm tòi trong mấy tạng kinh. Chỉ cần nhớ niệm rằng: ''Là vậy!''.
Nghĩa là: ''Nó là không chắc chắn'', ''Nó luôn biến đổi''. Tình thương là không
chắc chắn, sự ghét là không chắc chắn, thiện là không chắc chắn, ác là không
chắc chắn. Tất cả đều luôn biến đổi và vô thường. Tại sao chúng luôn vô thường?
Vậy sự thường hằng ổn định của chúng nằm ở đâu?
Bạn có thể nói chúng ta thường hằng chắc chắn cho đến khi chúng biến đổi,
vô thường. Khi nhìn mọi thứ, về một mặt chúng có vẻ chắc chắn, nhưng mặt khác
chúng không bao giờ là vậy. Một phút có thương, phút sau thấy ghét. Đó là cách
tất cả mọi sự trên đời và trong tâm diễn ra. Mới nhìn thấy chúng là cố định, chắc
chắn. Nhưng thấy vậy mà không phải vậy. Do đó tôi thường nói rằng khi thấy
thương, chỉ cần nhủ rằng ''Là vậy!''. Cách này tiết kiệm rất nhiều thời giờ. Quý
Phật tử không cần phải niệm câu: Aniccam, dukkham, anattā [Vô thường, khổ, vô