LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 391

những điều đúng mà bạn chưa biết, nhưng chỉ vì bạn ỷ là thầy nên bạn ‘không
thể’ lắng nghe học trò nói. Đây là cách nghĩ không đúng đắn.

Hồi thời Phật có một vị đệ tử rất khôn trí. Khi Phật đang giảng Giáo Pháp,

Phật quay sang vị đệ tử này và hỏi: ''Này, Xá-lợi-phất thầy có tin điều này
không?''. Ngài Xá-lợi-phất đã trả lời rằng: ''Không, con chưa tin điều đó''. Phạt
liền khen ngợi câu trả lời: ''Thật tốt lành, này Xá-lợi-phất, thầy là người được phú
với trí tuệ. Người có trí thì không thực sự tin ngay, người ấy mở rộng tâm trí để
lắng nghe và cân nhắc sự thật về vấn đề đó trước khi tin hay không tin''.

Đối với ai làm thầy thì Phật đã làm gương rồi đó. (Rằng học trò cũng nói

những điều đúng đắn và một người thầy cũng phải biết lắng nghe và công nhận).
Điều ngài Xá-lợi- phất nói là đúng, ngài chỉ đơn giản nói thiệt suy nghĩ và cảm
giác của mình. Nhiều người nghĩ rằng nếu nói với thầy rằng mình không tin vào
điều thầy nói thì chẳng khác nào thách thức với thầy, do vậy ai cũng sợ không
dám nói thẳng. Ai cũng gật đầu đồng ý, vì nếu nói không tin sợ phật ý người thầy.
Nhưng Phật thì đâu phật ý, Phật thì đâu còn giận hay chấp. Phật đã từng nói rằng:
chúng ta không cần phải xấu hổ với những điều mình không sai. Chẳng có gì sai
nếu mình

không tin và nói thẳng mình không tin. Do vậy Phật nới khen ngài Xá-lợi-

phất là khôn khéo, luôn luôn suy xét cẩn thận trước khi tin vào một điều gì. Hành
động của Phật là một ví dụ tốt để mọi người làm thầy noi theo. Nhiều lúc chúng
ta học được nhiều điều rất hay từ những đứa trẻ, đừng có mù quáng ỷ lại vị trí,
tuổi tác, ngôi vị mà không biết lắng nghe người khác. (Và khi có người dám chê
trách hay góp ý về mình thì mình càng phải biết lắng nghe).

Dù bạn đang đi, đang đứng, hay đang ngồi ở đâu bạn cũng có thể học được

những điều xung quanh mình. Bạn học cách của tự nhiên, nhận biết mọi thứ, từ
những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, cảm giác và những ý nghĩ. Người
khôn khéo xem xét tất cả những thứ đó. Tu tập thực sự là gì, là để chúng ta đi đến
cái điểm ở đó không còn bất cứ thứ gì là quan trọng đặt nặng lên tâm này.

Nếu chúng ta không hiểu biết về sự thích và không thích khi chúng khởi

sinh, thì lúc đó vẫn còn những thứ tâm coi nhiều thứ là quan trọng, là liên quan
đến ‘mình’. Nếu chúng ta hiểu biết rõ sự thật của những sự thích-ghét đó, chúng
ta sẽ quán niệm rằng: ''À, chẳng có gì là quan trọng đối với cảm giác thích này.
Thích chỉ là một cảm giác khởi sinh và biến mất. Không thích cũng không phải là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.