bỏ hại chọn lợi, không cần ai khuyên răn. Giống như trong câu chuyện về người
bắt cá tìm thấy thứ gì trong cái lờ bắt cá của mình. Anh ta biết có gì trong đó, vì
nghe tiếng quẫy nước. Anh cho đó là cá, theo thông thường. Nhưng khi thò tay
vô, anh thấy con gì dài dài, không phải cá. Không nhìn thấy được, anh chỉ nghĩ
đến hai thứ, một là lươn hai là rắn. Nếu quăng lờ bỏ đi, anh lại tiếc vì có thể là
lươn. (Lươn là một món ăn ngon của dân Thái Lan). Nhưng nếu giữ lại và mò tay
vào bắt nó, có thể là rắn thì nó sẽ cắn. Anh ta sinh nghi ngờ. Vì tham nên vẫn tiếc
và giữ lại cái lờ để bắt con ‘lươn’ ra. Nhưng cái gì đây, vừa thấy da nhám nhám
anh ta lập tức quăng ngay. Quang ngay đúng không? Anh ta đâu cần chờ ai
khuyên răn phải quăng đi để khỏi bị rắn cắn. Anh đã tự mình “nhìn thấy” mối
nguy hại và tự mình “quăng bỏ” nó trong giây khắc. Tự thấy con rắn thì rõ rệt
hơn ngàn lần so với những lời nói của người khác. Chẳng cần ai nói với mình về
mối nguy hại đó. Tương tự vậy, nếu chúng ta tu tập đến lúc nhìn thấy bản chất
mọi thứ như-chúng-là, thì chúng ta không còn lầm lẫn và ngu mờ với những thứ
nguy hại.
Mọi người thường không tu tập theo cách như vậy, họ thường tu vì những
thứ khác. Họ không suy xét mọi thứ, họ không quán chiếu về sự già, bệnh, chết.
Họ chỉ nói toàn những chuyện không-già, không-bệnh, không-chết, do vậy họ
chẳng bao giờ tu dưỡng được cái cảm nhận đúng đắn về việc tu hành. Họ đến
chùa nghe giảng Giáo Pháp, nhưng họ không thực sự lắng nghe. Nhiều lúc tôi
được mời để nói chuyện trong các dịp lễ, nhưng điều đó trở thành điều khó xử
đối với tôi. Vì sao? Vì khi tôi nhìn mọi người tụ tập đến đó, tôi thấy họ chẳng
phải đến để lắng nghe Giáo Pháp. Một số người thậm chí còn có mùi rượu, nhiều
người hút thuốc, một số thì ngồi luyên thuyên đủ chuyện... họ không có vẻ là
những người đến vì lòng thành tâm với Phật Pháp. Nói chuyện ở những nơi đó
không tạo ra lợi lạc gì nhiều. Một số người không thích lắng nghe chắc lại nghĩ
trong đầu: ''Hỏng biết khi nào ổng hết nói... Ông sư cứ nói hoài mình chẳng làm
được chuyện này chuyện nọ...'', và tâm trí họ cứ lăng xăng búa xua như vậy.
Đôi khi họ mời tôi đến nói chuyện chỉ vì hình thức, mời cho có mặt, nên họ
cứ kêu: ''Thầy nói ngắn ngắn thôi nghen thầy!''. Hết ngõ nói luôn, họ không muốn
tôi nói nhiều, điều đó làm họ khó chịu. Khi tôi nghe họ mời mà họ dặn vậy thì tôi
biết ngay họ muốn gì. Những người đó không thích nghe Giáo Pháp. Giáo Pháp