LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 439

vào tất cả những thứ đó. Hãy nhìn coi điều gì xảy ra khi có ai lấy búa đập bể một
trong những thứ này, và lúc bạn sẽ tìm ra câu trả lời. Mọi thứ đều có khả năng tác
động đến chúng ta theo cách như vậy. Việc hiểu biết hoàn toàn về mọi thứ là việc
tu tập của chúng ta, chúng ta phải xem xét hết những thứ có điều kiện (hữu vi),
không điều kiện (vô vi), có tâm thức (hữu tình) và không có tâm thức (vô tình).

Phần này là phần ''giáo lý bề ngoài'', như Đức Phật đã từng đề cập về chúng.

Một lần Phật đang ở trong rừng, Phật nắm một nắm lá lên và hỏi các Tỳ kheo
rằng nắm lá trong tay Phật nhiều hay số lá ở trong rừng nhiều hơn. Các Tỳ kheo
trả lời rằng nắm lá trong tay Phật chỉ một số lá, nhưng lá trong rừng là nhiều hơn
rất nhiều.

Phật nói rằng: ''Cũng giống vậy, này các Tỳ Kheo, toàn bộ giáo lý của Phật

là nhiều, nhưng những thứ đó không phải là cốt lõi của mọi thứ, chúng không
trực tiếp liên quan hệ đến con đường dẫn đến giải thoát khỏi khổ. Có rất nhiều
phương diện để nhìn vào giáo lý, nhưng điều Như Lai (Tathāgata, Phật) thực sự
mong muốn các thầy làm là chuyển hóa khổ, điều tra vào tất cả mọi thứ và buông
bỏ sự dính chấp và ràng buộc vào sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ và tâm
thức''.

91

Tháo bỏ hết những dính chấp vào những thứ đó thì bạn có thể chuyển hóa

sự khổ. Những giáo lý giống như số lá trong nắm tay Phật. Nhưng bạn không cần
hết số lá đó, chỉ cần một vài lá nhỏ là đủ. Những phần còn lại của giáo lý bạn
không cần lo về chúng. Cũng giống như trên trái đất bao la, cỏ cây, sông ngoài,
núi rừng, đất đai phì nhiêu trùng trùng. Chẳng bao giờ thiếu đá sỏi, nhưng đá sỏi
bao la đó không bằng một miếng ngọc nhỏ xíu. Giáo Pháp của Phật thì bao la như
vậy, song bạn chỉ cần có một chút, một chút thấy biết thực sự là quý như ngọc, là
đã đủ rồi.

Do vậy, dù bạn đang nói, đang dạy hay đang nghe Giáo Pháp, bạn phải nên

hiểu biết Giáo Pháp. Đừng nghĩ đến Giáo Pháp nằm ở chỗ cao xa nào, nó ở ngay
tại đây. Dù bạn có đi tu học Giáp Pháp ở đâu, ở Thái Lan hay Ấn Độ, nó thực sự
ở ngay trong tâm bạn. Tâm là kẻ dính chấp, tâm là kẻ phóng đoán này nọ, nhưng
cũng chính tâm là người chuyển hóa, tâm là người buông bỏ. Tất cả những giáo
lý bề ngoài đều nói về cái tâm. Dù bạn có học Ba tạng kinh (Tipitaka) hay học tới
Vi Diệu Pháp tạng (Abhidhamma)

92

thì chúng cũng nói về tâm, đừng quên chúng

được nói ra từ đâu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.