LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 437

sầu não... khi chúng thay đổi liên tục và liên tục). Mọi thứ chỉ là sự nhân phóng
của các yếu tố tạo tác. Nếu chúng ta cứ nhận những thứ đó là ‘của ta’, thì suốt đời
phải khổ sở vì chúng. Đó là cách nhìn sai lầm, đó là tà kiến (micchāditthi). Tên
gọi chỉ là giả danh, không phải là những thực tại thực chất, đó chỉ là những sự
thật do quy ước giả lập của thế gian. Chỉ sau khi được sinh ra chúng ta mới có tên
tuổi, đúng không? Hay chúng ta đã có tên trước khi được sinh ra? Tên có sau,
đúng không? Tại sao chúng ta đặt tên, đặt danh như vậy? Bởi do trước đó chưa có
tên, không có tên thực là gì trước khi sinh ra.

Chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng những quy ước thế gian này. Tốt, xấu,

cao, thấp, đen, trắng... đều là những quy ước của thế tục. Chúng ta đều bị lạc
trong những rừng quy ước. Bởi vậy nên chỗ đám chết các thầy tu thường tụng
đọc Aniccā vata sankhārā... (Mọi thứ hữu vi đều là vô thường, chúng sinh rồi
diệt...). Điều đó là đúng, điều đó là lẽ thực; mọi thứ đều là như vậy. Có cái nào
sinh ra mà không hoại diệt? Trạng thái tâm tốt... cũng khởi sinh rồi biến mất.
Khóc rồi cũng hết, hoặc chuyển thành cười. Bạn có thấy ai khóc liên tục ba, bốn
năm không? Cùng lắm chỉ thấy có người khóc liên tục một đêm, rồi cũng hết
nước mắt, rồi thân thể cũng mệt mỏi. Không có gì kéo dài hay tồn tại y hệt dài
lâu. Có sinh là có diệt...

Tesam vūpasamo sukho...

90

Nếu chúng ta hiểu biết các điều kiện tạo tác (các

hành tạo tác, sankhāras), về sự nhân phóng (tâm) theo các điều kiện tạo tác, và
nhờ đó ta chế ngự được chúng, thì đó mới là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Chỗ
này mới là công đức thực thụ, là không còn và lắng lặn hết tất cả những sự phóng
tâm tạo tác, là không còn và lắng lặn cái quan niệm ’con người’, là không còn và
lắng lặn hết quan niệm về cái ‘cá nhân’ hay ‘ai’, không còn gánh nặng về cái ‘ta’
hay cái ‘của ta’ nào nữa. Sau khi vượt qua những điều đó thì người tu sẽ nhìn
thấy chỗ Vô Vi. Có nghĩa là dù cho có thứ gì xảy đến, tâm cũng không còn phóng
túng này nọ theo nó nữa. Chẳng còn thứ gì có thể xô dạt cái tâm khỏi điểm cân
bằng tự nhiên [buông xả] của nó. Vậy ta còn muốn gì hơn nữa? Đến đó là hết rồi,
đó đã là đích đến.

Phật chỉ dạy chúng ta về sự thật diễn ra của mọi thứ trên đời. Chúng ta đi

chùa cúng dường và lắng nghe Giáo Pháp là cũng để tìm thấy và nhận thấy sự
thật đó. Nếu chúng ta nhận ra sự thật đó, chúng ta không cần phải tìm tòi tu học
về thiền tuệ minh sát (vipassanā) gì nữa, nó sẽ tự hiển lộ cho chúng ta. Cả hai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.