LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 47

phúc lợi về mặt tâm linh. Chúng ta nên nghe và làm theo, ngay trong bây giờ.
Vấn đề là chúng ta nên tìm cho được sự hiểu biết giúp chúng ta làm việc đó, nhờ
đó chúng ta sống được một đời sống tốt đẹp, biết sử dụng những gì mình đang có
để làm việc đó, chọn cách sống nhiệt thành với nghề nghiệp chân chính. Hãy nghĩ
về một đời sống có thiền tập, tức là đời sống có hoạt động tu dưỡng tâm, sống tu
tập trong sự yên bình và giản dị, và từ từ phát triển thái độ buông bỏ đối với thế
giới, đối với những điều bất toại nguyện của thế gian. Nếu chỉ làm được vậy, tôi
nói sự tu hành của quý vị sẽ tiến bộ. Luôn nghĩ về những yếu tố tu tập (mà Đức
Phật đã khéo léo chỉ bày), tự nhiên niềm vui và hạnh phúc sẽ khởi sinh. Đó là loại
niềm sảng khoái thân tâm vượt trên loại khoái lạc phàm trần, người tu (thiền
định) cũng đạt đến niềm sảng khoái mát rượi đến nỗi lông tóc dựng lên. Rồi sau
đó ta sẽ có một cảm giác hỷ lạc và dễ chịu trong đời sống so với đời sống (không
có thiền) trước đây của ta.

Trước kia tôi có dạy cho một tu sĩ, thực ra ông là một người tại gia đến ở lại

thiền viện để học tu thiền và sống giữ tám giới (Bát trai giới) trong những ngày lễ
Phật giáo ở chùa Wat Pah Pong, nhưng ‘cái tội’ là ông vẫn còn thích đi câu cá.

Tôi đã dạy, đã giải thích cho ông về việc câu cá là không đúng. Ông ta cũng

thấy một số điều đúng sai, nhưng lại vẫn đi câu. Tôi lại khuyên dạy, nhưng ông
vẫn cứ đi câu. Ông nói rằng ông không giết cá, tại cá đến ăn mồi câu của ông (!).
Ông lại biện hộ: “Con cá nào đã hết nghiệp làm cá, hãy đến ăn mồi câu của ta.
Con cá nào còn chưa hết nghiệp làm cá, đừng đến ăn câu của ta”(!). Nhưng cá
vẫn ăn câu, và ông ta thì biết gì về con cá nào và nghiệp nào. Sau đó, ông bắt đầu
nhìn kỹ vào miệng cá cắn câu, chảy máu, ngáp thở, đuối sức, sắp chết, và chết.
Ông cảm thấy xót thương cho kẻ bị mình giết hại. Và từ đó ông mới thôi câu cá.

Nhưng ông ta cũng câu ếch. Ông cứ đi câu ếch về ăn thịt. Tôi đã bảo ông

“Đừng làm những việc đó nữa. Nếu không ngừng được, ông hãy nhìn vào con
ếch trước khi giết nó”. Khi ông nhìn vào con ếch sắp bị giết, ít nhiều ông cũng
liên tưởng đến những sinh linh, những sinh vật hữu tình, và chắc lòng từ bi khởi
sinh. Khi ông đến tu viện, tôi khuyên dạy ông như vậy, nhưng về nhà thì vợ ông
thuyết giảng khác. “Nếu không giết ếch thì không có gì để ăn.” Ông cảm thấy
khổ đau, sư thầy thì cấm giết, vợ thì bắt phải giết. Đời đúng là khổ.

Nhưng sau đó vợ ông cũng nghe theo. Ông đi cày ruộng, hễ gặp cá, ếch, ông

đều tìm cách thả xuống kênh rạch. Gặp cá bị mắc lưới, ông cũng thả cá ra. Một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.