LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 48

hôm ông đến chơi nhà người bạn, nhìn thấy trong lu toàn ếch bị nhốt chờ giết
thịt. Ông nhìn xung quanh không thấy ai, ông thả hết ra. Vợ người bạn biết ông là
người thả nên nói rằng: “Chính thằng cha Từ Bi thả chứ không ai”. Nhưng dường
như còn sót một con. Người vợ đó giết, sát muối ớt rồi đem đi nướng ăn. Bà nói
rằng, từ bi là gì, ai cũng cần phải ăn để sống. Nhìn cảnh đó, ông đã quyết định đi
tu luôn.

Ông được thọ giới ở một ngôi chùa làng. Sau đó ông hỏi thầy thọ giới rằng

ông cần phải làm gì. Thầy thọ giới chỉ: “Nếu con thực sự đi tu nghiêm túc, con
phải tập thiền. Theo học một thiền sư; không ở gần nhà cửa”. Ông ngủ một đêm
và sáng mai ông từ biệt, ông hỏi đường đi đến gặp ngài Ajahn Tongrat, một thiền
sư nổi tiếng lúc đó.

Thiền sư Tongrat đón chào và khen ngợi “Rất tốt! Nhiều công đức”. Rồi

ngài chỉ gốc cây gần bên và nói: “Hãy bắt chước như gốc cây này. Đừng làm gì
hết, chỉ cần làm theo gốc cây này”. Đó là cách ngài dạy ông ta thiền tập.

Ông ta bắt đầu nghĩ ngợi: thiền kiểu gì đây? Ajahn

5

chỉ làm giống như gốc

cây kia là sao? Ông cứ suy tư về điều đó ngay cả khi đứng, khi ngồi, khi nằm
ngủ. Ông nghĩ bắt đầu từ hạt giống, nảy mầm, mọc lên thành cây, cây lớn lên và
già đi, và cuối cùng bị chặt, chỉ còn trơ lại cái gốc cây như vậy. Không còn mọc
lại nữa, chẳng còn gì hơn là một gốc cây đã chết. Ông ta cứ suy xét những điều
đó, và dần dần gốc cây trở thành đối tượng thiền (đề mục thiền) của ông. Rồi ông
bắt đầu suy xét (quán chiếu, quán niệm) tất cả những thứ khác trên đời, rồi hướng
về bên trong bản thân mình. Rồi bắt đầu nhận ra: “Sau một quãng đời ngắn ngủi,
ta rồi cũng trở thành như gốc cây kia, trở thành thứ vô dụng mà thôi”.

Sau khi nhận ra lẽ thật này của tất cả mọi thứ và bản thân mình, ông quyết

định không còn thoái tâm bồ-đề hay hoàn tục nữa. Một khi tâm của một người đã
quyết định như vậy thì không còn gì có thể ngăn cản bước đường tu hành của
người đó nữa.

Tất cả chúng ta đều giống nhau về kiếp sống này, tất cả chúng ta đều phải

chết. Hãy nghĩ về điều này mà áp dụng nó vào việc tu hành. Sinh ra làm người
với đầy những khó khổ. Và không phải chỉ có những khó khổ trước mắt—mà
những khó khổ cho tương lai và cho cả kiếp sau. Người trẻ lớn lên, người lớn già
đi, người già bệnh yếu, người bệnh yếu rồi chết đi. Cứ như vậy dòng đời diễn ra,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.