LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 472

cái ngồi tu sao cho ra ngô ra khoai một chút, hãy thử coi. Hãy nỗ lực, tất cả các
thầy.

Sự tu tiến hay tu lùi đều nằm ngay chỗ này—đây là chỗ bản lề (cánh cửa

treo lên và mở đóng được hay không là nhờ chỗ bản lề). Nếu các thầy muốn làm
một cách đúng đắn, hãy tu học và tu tập đủ hai phần; sử dụng hai thứ với nhau.
Giống như thân và tâm. Nếu tâm được thư thái và thân khỏe mạnh không bệnh
hoạn, thì tâm sẽ dễ dàng tập trung, tĩnh lặng. Nếu tâm bị chao động, bối rối hay
ngu mờ, thì dù thân có khỏe mạnh cũng là khó khăn, huống hồ chi lúc đó thân
cũng gặp khó khổ.

Môn thiền là môn học của sự tu dưỡng và sự từ bỏ. Tôi gọi chữ môn học ở

đây có nghĩa là: mỗi lần tâm nếm trải một cảm nhận, chúng ta có bị dính theo
cảm nhận đó không? Chúng ta có còn tạo ra những khó khổ chung quanh (do, vì)
cảm nhận đó không? Chúng ta có còn khoái thích (chạy theo) theo nó hay bực bội
(cố tránh) nó? Nói đơn giản hơn: Chúng ta có còn bị lạc theo những ý nghĩ của
chúng ta hay không? Có, chúng ta còn. Khi chúng ta không ưa thích thứ gì, chúng
ta phản ứng với sự sân (bực, ghét, né, tránh, kháng cự, không vui...); khi chúng ta
thích thứ gì, chúng ta phản ứng với sự tham (thích, sướng, khoái, vui, chạy theo,
muốn giữ, muốn thêm...), tâm trở nên bị ô nhiễm và bất tịnh, (cả hai trường hợp
sân chấp và tham chấp đều là ô nhiễm). Khi nhìn thấy tâm mình còn sân chấp
(ghét, kháng cự...) hay tham chấp (thích, chạy theo...) một cảm nhận nào đó, điều
đó nghĩa là mình vẫn còn sai sót, mình vẫn chưa tu được hoàn thiện, và do đó
mình còn phải tiếp tục tu tập. Còn phải từ bỏ nhiều hơn nữa và tu dưỡng nhiều
hơn nữa. Đây là điều tôi gọi là môn học, là sự học tập. Nếu chúng ta bị dính vào
thứ gì, chúng ta nhận ra rằng mình đang dính. Chúng ta biết rõ mình đang ở trong
trạng thái nào, và chúng ta phải làm việc để tu sửa bản thân mình.

Dù có sống chung với sư thầy sư huynh hay sống riêng thì cũng như nhau

thôi. Nhiều người chỉ sợ. Họ sợ rằng nếu mình không đi thiền thì sư phụ sẽ la rầy
quở trách. Điều này cũng tốt theo nghĩa đó, nhưng nếu tu tập thực sự thì bạn
không nên sợ sệt ai hết, chỉ cần sợ những điều sai sót khởi sinh trong những hành
động, ý nghĩ và lời nói của mình. Khi ta nhìn thấy những sai sót trong hành động,
ý nghĩ và lời nói thì ta phải biết phòng hộ bản thân mình (để tránh lặp lại những
sai sót đó mà dính nghiệp). Phật đã nói: Attano codayattānam - ''Chỉ có ta là nơi
nương tựa cho ta
'', đừng nương tựa vào ai khác. Chúng ta phải nhanh chóng tu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.