tiến bản thân mình, hiểu biết bản thân mình. Điều này gọi là sự tu học hay sự học
tập, đó là sự tu dưỡng và sự từ bỏ. Cứ suy xét kỹ chỗ này cho đến khi nhìn thấy
rõ.
Để sống tu như vậy, chúng ta dựa vào sự chịu khó kiên trì khi đối mặt với tất
cả những ô nhiễm. Tu tập như vậy là tốt. Tu vậy là tốt, nhưng việc tu đó cũng chỉ
là ''sự đang tu tập Giáo Pháp nhưng vẫn chưa nhìn thấy Giáo Pháp''. (Dù tu đúng
đắn như vậy là tốt, nhưng vẫn còn đang tu, vẫn chưa chứng ngộ Giáo Pháp). Nếu
chúng ta thực tập Giáo Pháp và đã nhìn thấy Giáo Pháp, thì những điều gì sai sót
coi như chúng ta đã từ bỏ, những điều gì hữu ích coi như chúng ta đã tu dưỡng
xong. Khi nhìn thấy được như vậy trong tâm mình, chúng ta trải nghiệm một cảm
nhận an lạc. Dù ai có nói ngả nói nghiêng, ta biết rõ tâm mình, ta không còn bị
động vọng. Chúng ta có thể bình an ở bất cứ nơi nào.
Giờ các thầy trẻ và sa-di trẻ mới vào tu có thể thấy vị Sư Phụ hầu như không
đi thiền hay ngồi thiền gì nhiều. Đừng bắt chước theo sư phụ. Cố noi gương sư
phụ chứ đừng bắt chước theo điều độ tu tập của sư phụ. Noi gương tu tập là một
chuyện, bắt chước là một chuyện. Thực ra sư phụ sư ông đã tu suốt nhiều năm
rồi, giờ sư phụ sư ông có thể sống trong trú xứ hài hòa riêng của mình. Ngay cả
khi sư phụ sư ông bề ngoài không tu tập, nhưng thực sự họ vẫn tu tập bên trong
tâm. Những gì trong tâm họ thì không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Việc tu tập
đạo Phật là tu tập cái tâm. Cho dù chuyện tu tập của sư phụ sư ông không thể
hiện ra bên ngoài hành động hay lời nói, nhưng tâm của họ là chuyện khác.
Vậy đó, một vị thầy đã tu tập lâu năm rồi, người đã rất thiện thạo thuần thục
về tu tập, có thể đã buông bỏ được hết những hành động và lời nói bất thiện,
nhưng vị thầy vẫn luôn cẩn trọng phòng hộ cái tâm của mình. Người ấy luôn tự
chủ, tĩnh lặng. Cứ nhìn bề ngoài thong dong của sư thầy, các đệ tử thường hay bắt
chước theo, cũng ra vẻ buông bỏ thong dong, nhưng đích thực không phải trò
cũng giống như thầy đâu. Bạn không phải cùng lứa cùng lớp với sư thầy. Hãy
nghĩ về điều đó. (Hãy lo tập luyện từng căn bản và bài bản như đã được chỉ dạy,
điều đó là tốt nhất; đừng bắt chước hành vi bề ngoài của sư thầy).
Khác nhau là chắc rồi, bởi bạn còn đủ loại hành vi mọi lúc mọi nơi. Còn các
sư thầy sư ông hầu như cứ ngồi không đâu đó trong chùa, nhưng họ không lãng
tâm, không thất niệm hay thiếu phòng hộ. Họ sống với mọi thứ diễn ra, nhưng họ
không còn phiền não hay ngu mờ về những thứ đó. Chúng ta không thể nhìn thấy