LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 65

nhận như vậy, nên chúng ta cứ (trở thành) vui-buồn, sướng-khổ với năm đống
uẩn đó, và chúng ta nhận lấy sự tái sinh với tất cả mọi hệ lụy của khổ đau từ chỗ
đó. Sự tái sinh xảy ra ngay lúc này, ngay bây giờ, ngay trong hiện tại. Cái ly bể
ngay lúc này, và ta buồn bực ngay lúc này. Cái ly không bị bể ngay lúc này, và ta
vẫn vui vẻ ngay lúc này. Chuyện xảy ra như vậy, ta cứ buồn-vui một cách mù
quáng. Bạn không cần phải nhìn xa trông rộng mới hiểu được lẽ này. Khi ta tỉnh
giác (ý thức) về bản thân mình, ta có thể biết ta có sự trở thành (nghiệp hữu) hay
không. Chính ngay chỗ sự chấp thủ, rằng ta có thực sự tin vào cái ‘ta’ hay ‘của
ta’ hay không? Sự chấp thủ chính là con sâu, và đó chính là nguyên nhân tạo ra
sinh.

Do dính chấp vào sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ, và tâm thức (sắc,

thọ, tưởng, hành, thức) nên chúng ta bị dính vào khổ và sướng, vui và buồn, dễ
chịu và khó chịu...và do vậy chúng ta bị che mờ và bị tái sinh. Điều đó xảy ra
ngay khi ta tiếp xúc thông qua các giác quan (các căn). Mắt nhìn thấy hình sắc và
điều đó xảy ra ngay lúc này. Đó là chỗ Phật muốn chúng ta nhìn vào, để nhìn ra
sự trở thành và tái sinh ngay khi chúng đang xảy ra thông qua các giác quan. Nếu
chúng ta nhận biết chúng, chúng ta bỏ qua, bỏ qua các giác quan bên trong và
những đối tượng bên ngoài. Sự trở thành và sinh thành có thể được nhìn thấy
ngay trong hiện tại.
Đó không phải là điều mà sau khi chết mới xảy ra. Đó chính
là mắt nhìn thấy hình sắc ngay lúc này (tạo nghiệp hữu), tai nghe thấy ngay lúc
này (tạo nghiệp hữu), mũi ngửi thấy ngay lúc này (tạo nghiệp hữu), lưỡi nếm thấy
ngay lúc này (tạo nghiệp hữu). Ta có sinh cùng với chúng không? Hãy tỉnh giác
và nhận rõ về sự sinh đang xảy ra ngay lúc này.

Vị thầy đứng đầu giáo hội Phật giáo Thái Lan trước đây có lần đi thăm

Trung Quốc được người ta tặng một tách trà bằng sứ rất đẹp. Thầy ấy nghĩ mọi
người ở đó chắc có lòng tin vào mình nên mới tặng mình chiếc tách đẹp như vậy.
Và ngay sau khi nhận cái tách, khổ theo ngay lập tức. Thầy ấy bắt đầu lo lắng
việc để nó ở đâu cho chắc chắn, an toàn. Thầy cứ lo nó sẽ bị bể.

Trước đó thì không sao, sau khi có nó thì khổ. Thầy hoan hỷ đưa ra cho

những Phật tử ở Thái Lan coi, nhưng luôn luôn nhắc nhở họ cẩn thận, sợ bị bể.
“Này sư thầy hãy cẩn thận kẻo bể. Này cư sĩ kia, coi chừng bể”. Thầy khổ vì lo
nó bể. Ông thầy đó bị dính mắc vào nó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.