LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 822

chúng ta tìm thấy vài điều hạnh phúc (tiền bạc, nhà cửa, gia đình, con cái, công
việc...), chúng ta nghĩ rằng đã đủ tốt.

Do vậy, chúng ta nghĩ có được nhiều thứ là tốt, thói thường là vậy. Chúng ta

chỉ nghĩ đến công thức: Làm tốt mang lại kết quả tốt, và chỉ có kết quả tốt thì
chúng ta mới hạnh phúc. Chúng ta nghĩ làm nên hạnh phúc như vậy là đủ, nên
không cần làm gì nữa. Nhưng liệu những điều tốt đó có tồn tại được lâu hay
không? Không. Chúng ta cứ chạy tới, chạy lui, lo này, lo nọ, tính này, tính nọ,
nếm trải đủ thứ tốt và xấu, cố gắng cả ngày và đêm để cố giữ cho được những thứ
hạnh phúc mà ta gọi là tốt đó.

(Giàu thì lo giữ của cải, danh phận..., nghèo thì lo giữ từng nồi cơm, manh

áo, chỗ ở..., đó là cách chúng ta nghĩ sẽ mang lại hạnh phúc. Do vậy, ngày đêm ta
phải lo lắng, tính toán sao cho giữ được những thứ đó mới giữ được hạnh phúc.
Và cuộc sống chỉ là một sự đeo đuổi liên tục, không có sự bình an đích thực).

Phật dạy rằng trước hết ta nên từ bỏ những điều xấu ác, làm những điều tốt

thiện. Thứ hai, Phật dạy ta về sau cũng phải từ bỏ luôn cả điều xấu và điều tốt,
không dính líu gì vào chúng, bởi vì chúng giống như những thứ nhiên liệu, rồi
cũng bắt cháy thành lửa khổ. Tốt là nhiên liệu. Xấu cũng là nhiên liệu. (Vì vậy:
không nghĩ thiện, không nghĩ ác mới là cách đúng đắn).

Nhưng, nếu chúng ta cứ chỉ giảng giáo lý ở mức trình độ này ta sẽ giết chết

nhiều người. Nói kiểu rố ráo “không nghĩ thiện, không nghĩ ác” thì người ta khó
mà theo kịp. Do vậy tốt nhất chúng ta quay lại bước căn bản và bắt đầu chỉ dạy
họ về giới hạnh đạo đức. Giới hạnh là không làm hại lẫn nhau. Phải tự chịu trách
nhiệm với hành động của mình và không nên hãm hại hay lợi dụng người khác.
Phật dạy điều đó, nhưng chỉ riêng điều đó mà người ta cũng không biết dừng lại.

Tại sao chúng ta lại ở đây, trong thế giới này, trong tình cảnh này? Đó là do

sinh. Khi hết sinh là hết khổ, hết sinh là không còn sinh vào cảnh giới khổ đau
nào nữa. Giống như Phật đã nói trong bài khai giảng đầu tiên, kinh Chuyển Pháp
Luân, rằng: ''Sinh đã tận. Đây là kiếp sống cuối cùng của ta. Không còn sự tái
sinh nữa đối với Như Lai (Tathāgata).''

Vậy mà ít ai biết được điểm này, chẳng mấy ai biết quay lại ngay chỗ “sinh”

này để suy xét quán chiếu theo những nguyên lý mà Phật đã chỉ dạy. Nhưng nếu
chúng ta có niềm tin và bước đi theo con đường của Đức Phật [đạo Phật] thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.