LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 821

Nói lại, chúng ta nhận thấy khổ khi khổ khởi sinh. Rồi khi khổ hết chúng ta

nhận thấy sướng. Chúng ta nhìn nó và gán cho nó là sướng, nhưng thực ra nó
không phải vậy. Đó chỉ là sự hết khổ, sự chấm dứt khổ. Khổ khởi sinh và biến
mất, có rồi mất, sinh rồi diệt, và chúng ta cứ chụp lấy nó, và phân thành khổ và
sướng. Sự sướng (hạnh phúc, dễ chịu) có mặt, ta thấy vui. Sự không sướng (bất
hạnh, khó chịu) có mặt, ta thấy buồn. Thực ra sướng hay không sướng chỉ là do
khổ diệt hay khổ sinh mà thôi, chỉ là một thứ sinh rồi diệt. Khi có sinh, thì có cái
gì đó. Khi có diệt, nó không còn cái đó. Đây chính là chỗ chúng ta bị rối tâm. Do
vậy, Phật đã dạy rằng: chỉ có khổ sinh và khổ diệt, và ngoài đó ra, chẳng có gì
khác.

Chúng ta không nhận ra được rằng chỉ có khổ, bởi vì khi khổ chấm dứt, ta

thấy sướng ở đó. Chúng ta chụp lấy sướng và dính vào nó. Nhưng chúng ta chẳng
hiểu được nó là gì, thực ra đó chỉ là sự sinh và diệt của một thứ là khổ.

Phật tóm tắt lại rằng chỉ có sự sinh và diệt, ngoài ra chẳng có gì khác. Điều

này trông khó nghe, hoặc nghe khó hiểu. Nhưng ai thực sự cảm nhận được giáo
pháp sẽ sống bình tâm mà không phụ thuộc vào thứ gì trên đời và sống thư thái.
(Không chấp khổ, không chấp sướng).

Sự thật là như vậy. Sự thật là trên thế giới này chẳng có thứ gì làm cho

chúng ta khổ. Chẳng có gì đáng làm ta lo lắng về nó. Chẳng có gì đáng để ta khóc
than hay tức cười về nó. Về bản chất, chẳng có gì bi thảm hay khoái lạc. (Khổ là
do chúng ta tự cảm nhận, do chúng ta nghĩ, do chúng ta chọn lấy).

Nếu chúng ta thực sự hiểu biết giáo pháp và quán xét liên tục, thì chẳng có

gì là một cái gì cả; duy nhất chỉ là sự sinh và diệt. Không có khổ hay sướng đích
thực. Khi ta nhìn ra không có sướng không có khổ, thì tâm ta được bình an.
Nhưng khi có khổ và có sướng, thì có sự trở thành (nghiệp hữu) và có sự sinh. Đó
là sự chuyển hóa (tái sinh) bất tận.

Chúng ta thường cố làm hết khổ để làm khởi sinh ra sướng. Đó là điều

chúng ta muốn. Nhưng cái chúng ta muốn không phải là sự bình an thực sự; đó
chỉ là khổ và sướng. (Hai thứ đều có mặt thì không thể gọi là bình an hay bình
tâm được). Mục đích của Phật là dạy cho chúng ta cách tu hành để tạo ra loại
nghiệp (kamma) vượt trên cả khổ và sướng, và nó mang lại sự bình an. Nhưng
thói thường chúng ta hay nghĩ rằng chỉ có hạnh phúc mới đem lại sự bình an. Khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.