LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 925

nhiều vị thiền sư xuất sắc và là quê tổ của toàn bộ nhánh Tu Thiền Trong Rừng.
Người ở vùng Đông Bắc được tôi luyện bởi môi trường sống ở đây, họ sống đơn
sơ mộc mạc và chịu khó một cách nhẹ nhàng, điều đó khiến họ trở thành những
ứng viên lý tưởng cho lối sống và tu hành của truyền thống tu thiền trong rừng.
Trong cái môi trường đó, trong những sảnh đường nhỏ được thắp sáng bởi một
cây nến với các tăng sĩ ngồi xung quanh, thầy Ajahn Chah đã giảng dạy những
giáo lý của thầy.

Những lần giảng pháp của vị thầy thường diễn ra cuối mỗi hai tuần, ngay

sau khi các tăng sĩ ôn tụng phần giới luật Tỳ kheo (pātimokkha), (tức ngày Tự
Tứ). Nội dung của các bài giảng thường bắt đầu từ tình hình tu tập trong chùa lúc
đó, ví dụ như– sự lơ là trong tu tập, sự không thông hiểu về các thanh quy hay
giới luật, hoặc chỉ đơn giản là từ ''sự chưa giác ngộ'' nên có rất nhiều đề tài cần
phải được chỉ dạy. Trong lối sống mộc mạc giản dị và hài lòng với số ít điều kiện
sống, tính dễ dàng cho qua hoặc ỷ lại là xu hướng hay xảy ra trong các chùa, bởi
vậy đề tài thường xuyên trong các bài giảng của vị thầy là thúc giục các tăng ni
nỗ lực tu tập thực sự.

Bản thân các bài giảng là những sự soi chiếu và sự kích

thích người nghe chứ không phải là những

giáo lý bài bản lớp thứ mà chúng ta có thể đọc trong các kinh sách. Người nghe
được yêu cầu phải có sự chú tâm hoàn toàn vào giây phút hiện tại và sau đó soi
chiếu ứng dụng những lời dạy đó vào việc tu tập của mình; không phải nghe để
ghi nhớ hay để phân tách theo các lý lẽ lý thuyết. Bằng cách nghe, suy xét và ứng
dụng tu như vậy, người tu có thể nhìn ra những khuyết điểm của chính mình và
học cách ứng dụng tốt nhất những phương tiện thiện xảo mà người thầy đã chỉ.

Mặc dù những bài giảng này chủ yếu dành cho các tăng, ni và sa-di– những

người tại gia nếu biết đọc chắc chắn cũng thu được nhiều sự hiểu biết sâu sắc về
lý tu tập theo đạo Phật. Nếu không hiểu hết thì chí ít cũng đọc được nhiều câu
chuyện về sự tu tập của chính thiền sư Ajahn Chah, những câu chuyện tự tu tự
trải đó của thầy đã được kể nhiều trong các bài giảng. Quý vị có thể coi chúng
như những thông tin về tiểu sử của thầy, hoặc như những hướng dẫn của người
thầy về cách tu tập cái tâm.

Từ những gì đã được dạy trong các bài giảng trong tập sách này, chúng ta có

thể hiểu ra rằng việc tu tập cái tâm không chỉ là ngồi tu nhắm mắt, cũng không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.