vị đệ tử người Âu cùng đi chung trong đoàn thăm nước Anh lúc đó], các thầy đó
ở lại tu viện Hampstead Vihara ở Luân Đôn. Thầy Ajahn Cha trở lại Anh quốc
năm 1979, lúc đó các thầy kia cũng đã rời khỏi tu viện ở Luân Đôn để cùng nhau
đi mở chùa mới ở vùng Sussex, đó là Tu viện Phật giáo Chithurst (mà thầy đã
nhắc tới trong một bức thư mà quý vị đã đọc trong bài cuối của tập sách này). Sau
đó thầy Ajahn Chah đi thăm và giảng dạy ở Mỹ và Canada.
Năm 1980 thầy Ajahn Chah bắt đầu cảm thấy bệnh tình
nặng hơn, thầy bị mờ mắt và lẫn trí suốt
mấy năm. Năm 1980 và 1981 thầy rời khỏi chùa Wat Nong Pah Pong trong mùa
Mưa kiết Hạ đến ngụ ở một chùa khác, sức khỏe đang xuống dốc do các biến
chứng của bệnh tiểu đường. Khi bệnh tình càng tệ hơn, thầy đã dùng thân thể
mình như một giáo lý, như một ví dụ sống về lẽ vô-thường của tất cả mọi thứ trên
đời. Thầy thường xuyên nhắc nhở mọi người cố gắng tìm thấy nơi nương tựa ở
chính mình, bởi thầy cũng không còn sức để chỉ dạy cho họ nữa. Tình trạng này
dẫn đến ca mổ năm 1981, tuy nhiên nó không giúp đảo ngược tiến trình bệnh bại
liệt, sau đó thầy đã phải nằm liệt giường và không nói được. Tình cảnh đó không
ngăn được sự gia tăng số lượng các tu sĩ xuất gia và Phật tử tại gia đến tu tập ở
chùa; đối với họ những giáo lý của thầy Ajahn Chah là niềm cảm hứng và sự
hướng dẫn thường xuyên để tu tập.
Sau khi nằm liệt giường và im lặng suốt 10 năm trời, thật đáng ngạc nhiên,
thầy đã được chăm sóc bởi các tăng nhân và sa-di, cuối cùng thầy Ajahn Chah đã
qua đời vào ngày 16-1-1992, năm 74 tuổi, để lại một cộng đồng lớn gồm những
tu viện và những Phật tử tại gia mộ đạo ở Thái Lan, Anh quốc,