(5) Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự Tử Trường, là tác giả bộ Sử Ký. Ông được tôn là
Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.
(6) Do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm
thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký.
(7) Bản dịch của Nhữ Thành.
Đó cũng là lý do tôi sáng tác Lễ tế mùa xuân.
Còn về việc mượn cái tên Xuân chi tế, ngoài việc nó phù hợp với tình tiết
trong tiểu thuyết, một phần cũng vì nó có liên quan tới phong cách âm nhạc
của vở ballet này: chủ nghĩa nguyên thủy và kỹ xảo hiện đại. Đúng thế, tôi
thực sự muốn độc giả nghe được tiếng lòng của ông cha ta, muốn gọi hồn
cho nền văn minh cổ xưa trong một thời gian dài luôn bị coi là thối nát sa
đọa, bởi vậy tôi mới tìm đủ mọi cách mà chọn ra hình thức tiểu thuyết trinh
thám này, danh chính ngôn thuận dùng sinh mệnh của các thiếu nữ để hiến
tế - Nói cách khác, tôi đang thử viết về hệ thống truyền đạo Nho gia của
phương Đông cổ đại bằng loại hình văn học phương Tây hiện đại. Thứ lỗi
cho sự ngu dốt của tôi, thử hỏi ngoài Lễ tế mùa xuân, đã từng có ai thử
nghiệm như vậy bao giờ chưa?
Series về Vu Lăng Quỳ sẽ không kết thúc tại đây, song nỗi lo nghĩ về thơ
văn và vấn đề khảo chứng khiến tôi chưa thể hoàn thành cuốn kế tiếp. Tác
phẩm tiếp theo (tạm đặt tên là Ô Chi Thư Hùng) sẽ nói về những chuyện mà
Quỳ và Lộ Thân gặp phải khi tới Trường An, cũng sẽ xoay quanh một nhân
vật chính trị quan trọng cuối thời Hán Vũ đế là Lưu Khuất Ly và gia tộc để
phát triển câu chuyện.
Gần đây, tôi cũng đăng tải không định kỳ series tác phẩm về thám tử
thiếu nữ xinh đẹp Lục Thu Trà cùng tên với tôi trên tạp chí Trinh thám. Cho
dù trục thời gian hiện tại đang dừng lại ở thời điểm cô ấy học trung học,
nhưng sẽ có một ngày tiến độ câu chuyện theo kịp cuộc đời của tôi. Tới khi