thức mà ông để lại vẫn tồn tại, tinh hoa tuyệt mỹ, nữ chính dưới ngòi bút
của tôi cũng phần nào hướng về điều ấy.
* Đổng Trọng Thư (179 TCN – 104 TCN): Nhà triết học duy tâm thời Tây Hán, một đại diện tiêu
biểu của Nho học.
Bên cạnh đó, thời gian xảy ra câu chuyện cũng được tôi đặt vào năm
Thiên Hán thứ nhất (năm 100 trước Công Nguyên). Đây không phải một
năm đặc biệt đáng để kỷ niệm, nhưng niên hiệu này lại có ý nghĩa đặc biệt
với tôi. Phần thứ ba mươi hai Tư Mã Thiên truyện thuộc cuốn Hán Thư có
viết: “Do đó Tư Mã Thiên đã dựa theo Tả Thị, Quốc Ngữ
(1),
sưu tầm Thế
Bản, Chiến Quốc Sách
(2),
kể lại Sở Hán Xuân Thu
(3),
viết tiếp chuyện sau
đó, dừng lại ở thời Thiên Hán.” Vậy tức là Sử Ký
(4)
do Tư Mã Thiên
(5)
viết rất có thể chỉ ghi chép đến thời đại này. (Phần do Tư Mã Thiên viết
trong Sử Ký trên thực tế kết thúc vào khoảng thời gian nào, có cả thảy ba ý
kiến, có thể tham khảo nghiên cứu của Vương Quốc Duy, Chu Đông
Nhuận, Lục Diệu Đông… để hiểu thêm). Trong Thái Sử Công tự đề tựa, khi
nhắc tới nguyên nhân sáng tác Sử Ký, từng trình bày thế này: “Người xưa
đã nói: ‘Sau khi Chu Công mất được năm trăm năm thì có Khổng Tử.
Khổng Tử mất đến nay đã được năm trăm năm. Nếu có kẻ nối nghiệp, soi
sáng cho đời, chỉnh lý được Dịch truyện, tiếp tục Kinh Xuân Thu, nắm được
cái gốc của Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc
(6),
thì là ở lúc này
đây! Ở lúc này đây.’ Kẻ hèn mọn này dám đâu từ chối việc ấy.”
(7)
Mà cho
dù Sử Ký có kế thừa Kinh Xuân Thu hay không, tôi cũng thực sự muốn lấy
cái thời đại Sử Ký chấm dứt để làm điểm khởi đầu, viết nên một tác phẩm
có thể khiến mình cảm thấy không sống hoài sống phí kiếp này.
(1) Tức Xuân Thu ngoại truyện hay Tả thị ngoại truyện.
(2) Cuốn cổ sử Trung Quốc viết về lịch sử thời Chiến Quốc, từ năm 490 TCN đến năm 221 TCN.
(3) Tức chiến tranh Hán – Sở giữa Lưu Bang và Hạng Vũ.
(4) Là cuốn sử của Tư Mã Thiên, được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung
Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế cho tới thời Hán Vũ đế.