** Một trường phái tiểu thuyết trinh thám, chú trọng tính logic để phá giải vấn đề, hoàn toàn
tương phản với trường phái xã hội chú trọng tả thực. Trinh thám bản cách không chú trọng tả thực
mà đi sâu vào tình tiết ly kỳ và quỷ kế thâm sâu, qua suy luận logic để triển khai tình tiết. Thường có
tình tiết giết người trong phòng kín hoặc giết người giữa đảo biệt lập. Phái Bản cách có thể thỏa
mãn những độc giả coi việc giải câu đố như thú vui, thường để độc giả và thám tử cùng đứng trên
một bình diện, nắm giữ lượng manh mối như nhau, thử thách trí thông minh của độc giả, để xem họ
có thể đưa ra lời giải đáp như thám tử hay không. Bởi vậy đặc trưng của trinh thám bản cách là chú
trọng tính logic và tính công bằng. (Theo baike)
*** A.C.G là từ viết tắt chỉ Anime, Comics và Games Nhật Bản.
Cũng vì cuốn tiểu thuyết này in đậm dấu ấn cá nhân nên những điều tôi
muốn biểu đạt đã hiển hiện hết trong chính văn, thực ra chẳng cần viết lời
cuối sách làm gì. Có điều tự tôi cũng biết người khác không thể hiểu nổi tại
sao tôi lại đặt tên cho cuốn tiểu thuyết này là Lễ tế mùa xuân
*
(tức Nguyên
niên xuân chi tế), bởi vậy tôi phải giải thích rõ.
* Tên gốc theo Hán Việt của tiểu thuyết Lễ tế mùa xuân là Nguyên niên xuân chi tế, trong đó
“nguyên niên” chỉ năm đầu tiên của một niên hiệu vua, ví dụ “Thiên Hán nguyên niên” là chỉ “Năm
Thiên Hán thứ nhất”, tên Nguyên niên xuân chi tế có nghĩa gốc là: Lễ tế vào mùa xuân năm thứ
nhất (của một niên hiệu vua).
Thực ra thì năm chữ ấy là sự kết hợp giữa ba chữ “Nguyên niên xuân
*
”
bắt nguồn từ Kinh Xuân Thu và tên vở ballet Xuân chi tế
**
(tức vở Le Sacre
du printemps) của Igor Stravinsky
***
.
* Có nghĩa là “Mùa xuân năm thứ nhất (của một niên hiệu vua)”.
** Có nghĩa là “Lễ tế vào mùa xuân”.
*** Igor Fyodorovich Stravinsky (1882 – 1971): Nhà soạn nhạc người Nga, người được coi là
một trong những nhà soạn nhạc có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ XX.
Tôi chọn ba chữ trong Kinh Xuân Thu bởi vì quyển tiểu thuyết này là mở
đầu của toàn bộ series về Vu Lăng Quỳ, mà nàng ấy lại sống ở thời Hán Vũ
đế, cũng chính là thời kỳ hưng khởi của Xuân Thu học. Cho dù Đổng Trọng
Thư
*
không thể sống tới năm mà tiểu thuyết bắt đầu, nhưng những kiến