trongsandwich lại có rau dưa sống, sợ chúng không sạch sẽ nên trước giờ
nhàhọ không cho cô bé ăn sandwich bao giờ. Bởi vậy món “bánh mì kẹp
thứcăn” không phải là giấc mơ của Oánh Oánh mà có thật.
Hai là ngườicho cô bé đồ ăn là “bé trai” mà không phải “dì” hay “chú”. Sau
khi bịbắt cóc và hành hung, một bé gái ở độ tuổi này có thể sẽ sợ hãi tới
mứckhông ăn nổi bất cứ thứ gì, trừ phi gặp được một người khiến cô bé
cócảm giác an toàn và thân thiết, ngoài cha mẹ ra thì bạn đồng trang lứaquả
thực có thể mang đến cảm giác này. Vì quá tối nên “bé trai” tronglời của cô
bé chưa chắc đã là một bé trai thật sự, mà có thể là mộtngười có giọng nói
non nớt của bé trai.
Ba là cô bé không hiểu“bé trai” nói gì. Khi ở trong trạng thái cực kỳ hoảng
sợ, người ta sẽtrở nên cực kỳ mẫn cảm với âm thanh, nhưng Oánh Oánh lại
không hiểu bétrai nói gì, chứng tỏ ngôn ngữ của “bé trai” không phải loại
ngôn ngữ mà Oánh Oánh thường tiếp xúc. Cô bé còn nhỏ, mới học mẫu
giáo, dù nằm mơcũng không thể xuất hiện một người nói tiếng nước ngoài
được, vậy phảichăng ngôn ngữ của “bé trai” là ngôn ngữ địa phương? Phải
chăng loạingôn ngữ này là ngôn ngữ địa phương ở quê Cao Duệ Xuyên?
Bởi vậy, Oánh Oánh không mơ, cô bé quả thực đã gặp một “bé trai” – loại
nhân cách thứ ba phân liệt từ Cao Duệ Xuyên.
Quay về Chi đội, Thư Tầm cho Kỷ Phương Hủ và Tả Kình Thương nghe về
đoạn ghi âm, sau đó nói ra suy luận của mình.
Ngoại trừ Lâm Hi và Hồng Thế Kiện đã đi công tác, mười mấy cảnh sát
của tổmột đều ngồi lại cùng nhau, nghe xong thì không ngừng cảm thán.
Kỷ Phương Hủ ngẫm nghĩ một lúc, “Có thể khẳng định rằng, có bốn nhân
cáchđồng thời tồn tại trong ý thức của Cao Duệ Xuyên.” Anh ta đứng lên,
viết lên bảng trắng tên của bốn nhân cách: Cao Duệ Xuyên, Cao Quyết,
Trần Vũ và bé trai.