nhiều loại vi khuẩn khác nhau trong thí nghiệm. Việc phát hiện
nhiễm sắc thể người cũng hoàn toàn bất khả thi nếu như không có
các loại thuốc nhuộm khác nhau để nhuộm hạt nhân của tế bào, từ
đó quan sát chúng dưới kính hiển vi.
Như vậy, cạnh tranh trên thị trường cũng giống như việc leo núi.
Các công ty đối thủ luôn muốn leo được đến đỉnh. Ở những ngành
công nghiệp với nền tảng kiến thức thay đổi rất chậm hoặc gần như
không thay đổi thì những công ty đến sau rồi cũng sẽ đuổi kịp
những công ty mở đường. Ngược lại, trong các ngành với nền tảng
kiến thức liên tục phát triển thì những phát kiến mới sẽ tương tự
như cơn sạt lở đất. Không ai có thể leo đến đỉnh núi được; tất cả sẽ
đều bị liên tục đẩy xuống dưới. Trong một cuộc đua như vậy, kinh
nghiệm và kiến thức cũ thực sự rất quan trọng. Tham vọng đương
nhiên cũng quan trọng, nhưng vận may thường chỉ đến với những
kẻ đã có chuẩn bị kỹ càng.
Vậy nếu công ty đó hoạt động trong một ngành mà các phát kiến đột
phá đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng lại dường như bất khả
thi thì sao? Liệu số phận của công ty ấy có bi kịch như các công ty
dệt không? Liệu một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dùng
trong cuộc sống thường nhật và gần như không hề thay đổi theo
thời gian, như xà phòng rửa chén và bột giặt, có thể thịnh vượng
suốt nhiều thế kỷ? Tuy điều này có phần không thật nhưng Procter
& Gamble đã làm được điều này. Bằng cách nào đó, doanh nghiệp
này đã cắt đuôi các đối thủ khác hơn một thế kỷ qua bằng cách sản
xuất những sản phẩm phổ biến và tầm thường. Procter & Gamle đã
làm được điều đó như thế nào?
MỘT DOANH NGHIỆP NHỎ Ở PORKOPOLIS
Đó là vào năm 1857. Vào lúc 6 giờ tối, James Gamble kiệt sức lảo
đảo đi về phía phòng khách, phía sau văn phòng công ty, tọa lạc
trên góc Đông Bắc hai đường Sixth và Main Streets ở trung tâm
thành phố Cincinnati. Tại đó, ông trông thấy William Procter đang
hoàn thành sổ sách kế toán, ghi lại chi tiêu và doanh thu bán hàng
hằng ngày.