LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 105

Để giải quyết vấn đề này, sự lựa chọn của Lee Kun Hee chính là “chip bán
dẫn”.

Lee Kun Hee tin tưởng chắc chắn rằng chip bán dẫn sẽ là nguồn sống dồi
dào cho tương lai của Samsung và của cả Hàn Quốc. Có thể nói rằng, động
lực căn bản cho niềm tin mãnh liệt của ông chính là quan điểm thời đại toàn
cầu hóa sẽ là tương lai của toàn thế giới.

Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, niềm tin này của Lee Kun Hee
càng được củng cố. Thế nhưng vào thời điểm đó, tất cả các doanh nghiệp và
nhà kinh doanh đều cho rằng vẫn còn quá sớm để tiến hành phát triển chip
bán dẫn, dù là với bất kỳ một doanh nghiệp Hàn Quốc nào đi chăng nữa.

“Quá mạo hiểm khi đến với công nghệ tân tiến nhất khi mà còn chưa sản
xuất được một chiếc tivi hoàn chỉnh.”

Hàn Quốc làm sao có thể bắt kịp được Mỹ và Nhật Bản khi đã đi sau hai
cường quốc này tới 20-30 năm?

Khi đó, sự kiện Samsung Electronics mua lại Công ty bán dẫn Hàn Quốc
chẳng khác nào câu chuyện viễn tưởng hão huyền với những tình tiết hết
sức khó tin. Và Lee Kun Hee trở thành đối tượng công kích của dư luận
trong và ngoài nước suốt một thời gian dài. Tại Hàn Quốc, bài công kích
Tam bất khả luận được áp đặt cho dự án chip bán dẫn của Samsung, bởi rõ
ràng vào thời điểm bấy giờ ba yếu tố mà Samsung hoàn toàn không có khi
dấn thân vào lĩnh vực bán dẫn là “năng lực vốn, công nghệ và thị trường”.
Còn trên thế giới, viện nghiên cứu của một công ty Nhật Bản đưa ra một
bản báo cáo thẳng thừng nêu ra “năm lý do mà Samsung không thể sản xuất
được chip bán dẫn” và dựa vào đó để kịch liệt công kích và hạ thấp
Samsung.

Nhưng suy nghĩ và lựa chọn của Lee Kun Hee hoàn toàn khác so với cái
nhìn của những người bình thường. Điểm khác người này nằm ở chỗ, theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.