ông những lý do mà người ta đưa ra không phải để chứng minh rằng
Samsung không thể tạo ra chip bán dẫn, mà ngược lại, càng củng cố thêm
cho lý do vì sao Hàn Quốc nhất định phải làm ra chip bán dẫn.
“Chúng ta sẽ còn phải làm thuộc địa công nghệ của họ đến bao giờ? Sứ
mệnh của Samsung là phải vùng dậy để thoát khỏi ách thực dân chiếm hữu
công nghệ này. Tôi sẽ thực hiện điều này bằng tài sản riêng của mình.”
Nói tóm lại, trong khi người khác đưa ra kết luận vì Samsung không có kỹ
thuật nên sẽ phải mượn công nghệ nước khác, do đó không thể nào sản xuất
được chip bán dẫn, thì chủ tịch Lee lại kiên quyết rằng, do phải đi mượn
công nghệ nên Samsung nhất định phải thành công với chip bán dẫn.
Lee Kun Hee đã bắt tay vào dự án chip bán dẫn, một lĩnh vực mà không ai
dám thử sức. Tháng 12 năm 1974, Lee Kun Hee đã dùng tài sản cá nhân để
mua lại Công ty bán dẫn Hàn Quốc. Bất ngờ là chỉ ba năm sau khi được
Samsung mua lại, họ đã sản xuất thành công bóng bán dẫn (transistor) cho
tivi đen trắng. Và trong ba năm tiếp theo, Samsung cho ra đời con chíp điện
tử của tivi màu.
Và cuối cùng, sau hơn mười năm, Lee Kun Hee cũng đã thuyết phục được
chủ tịch Lee Byung Chul chấp thuận sự lựa chọn đầy bất ngờ này để đầu tư
quy mô lớn vào dự án chip bán dẫn của Samsung Electronics năm 1983.
Kết quả là ngay lập tức, trong cùng năm đó, Samsung trở thành công ty đầu
tiên trong nước thành công với công nghệ 64K DRAM. Và chưa tới mười
năm sau, Samsung đã dẫn đầu thị trường toàn cầu khi phát triển thành công
64 Mega DRAM đầu tiên trên thế giới.
Sau đó, Samsung Electronics phát triển các sản phẩm tân tiến nhất thế giới
và bắt đầu đi vào vận hành dây chuyền sản xuất hàng loạt. Năm 2007,
Samsung là công ty đầu tiên trên thế giới phát triển thành công 64GB
NAND Flash. Tháng 3 năm 2011, khởi động dây chuyền sản xuất đại trà
chíp DDR4 DRAM 4GB bằng công nghệ 30 nano đầu tiên trên thế giới.