Thế nhưng, Lee Kun Hee vẫn cho rằng: “Việc cứu sống ngành điện tử trước
sau vẫn phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn”. “Con đường sống cho Hàn
Quốc, một đất nước thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên, không gì khác ngoài
việc bắt tay vào phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao như bán dẫn”
mà ông quyết định phát triển. Khả năng dự đoán trước tương lai của ông
một lần nữa tỏa sáng.
Khả năng nhìn trước tương lai của ông cuối cùng đã tạo nên huyền thoại về
bán dẫn, và xây dựng nên một Samsung như bây giờ. Những thử thách đầu
tiên trong công nghiệp bán dẫn giống như con đường trải đầy gai. Tuy
nhiên, ông vẫn cố gắng giải thích cho cha mình về tầm quan trọng, ý nghĩa
của bán dẫn và các điều kiện cần thiết mà nền văn hóa của Hàn Quốc có thể
đáp ứng cho sự thành công của nó. Và kết quả ông đã thành công trong việc
thuyết phục cha mình.
Khó khăn vẫn chưa dừng lại, mà vấn đề lớn hơn đã xuất hiện từ đó. Khi chủ
tịch Lee Byung Chul và Lee Kun Hee đưa ra ý tưởng phát triển ngành công
nghiệp bán dẫn, họ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ ngoài sức tưởng
tượng từ đội ngũ lãnh đạo. Thậm chí, các nhà lãnh đạo đã bất chấp cả mạng
sống của mình để liên kết với nhau ra sức ngăn cản quyết định của hai cha
con chủ tịch Lee.
“Ngài sẽ sản xuất bán dẫn bằng cách nào? Chúng ta làm gì có kỹ thuật đó?
Và vốn ở đâu? Toàn bộ Samsung có thể sẽ sụp đổ chỉ trong giây lát mà
thôi.”
“Vẫn còn quá sớm để thực hiện việc đó. Tôi nghĩ rằng bây giờ chúng ta vẫn
chưa thể làm được.”
“Việc tiến đến kỹ thuật công nghệ cao trong khi chúng ta vẫn chưa thể làm
ra một chiếc tivi tử tế là một việc vô cùng mạo hiểm.”
“Dù có chết đi sống lại thì chúng ta cũng không thể làm được bán dẫn.”