LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 134

chày giải Major League, những đội bóng có lối chơi tấn công mạnh cũng
đều nắm giữ thứ hạng cao...

... Cá nhân hay doanh nghiệp, nếu cứ tiếp tục co về phòng vệ, giữ khư khư
những kỹ thuật của riêng mình sẽ không thể phát triển được. Kết cục là
ngay cả việc duy trì những cái vốn có cũng trở nên khó khăn.

Đó là câu chuyện được Lee Kun Hee đề cập trong cuốn tự truyện xuất bản
năm 1997 của ông. Tôn Tử – tác giả của cuốn Binh pháp Tôn Tử được đánh
giá là tác phẩm binh pháp xuất sắc nhất Trung Quốc thời cổ đại, cũng đã
không ít lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tốc độ trong chiến tranh.

“Trong chiến tranh, dù là bên giành phần thắng, song nếu ta vẫn cứ cố kéo
dài thời gian thì binh khí cũng sẽ cùn và tinh thần chiến đấu của binh sĩ sẽ
giảm sút. Vì thế, nếu trận chiến kéo dài sẽ khiến cho binh lính sức lực cạn
kiệt, tài chính của đất nước sẽ hao tổn.

Do đó, ta chưa thấy một cuộc chiến có kế hoạch tác chiến xuất sắc nào lại
cố kéo dài thời gian dù có thể đánh thắng một cách nhanh chóng hay được
lệnh phải đánh nhanh thắng nhanh. Cho đến bây giờ, lịch sử cũng chưa
từng một lần ghi nhận bất cứ một tiền lệ nào về những lợi ích mà các cuộc
chiến tranh kéo dài dai dẳng có thể mang lại cho mỗi quốc gia.”

Trong Thiên Cửu địa – Binh pháp Tôn Tử đã viết: “Tốc độ là yếu tố quyết
định trong chiến tranh. Nếu quân địch chưa chuẩn bị kĩ lưỡng, hãy lợi dụng
tình thế đó.”

Trong cuốn sách khác, tôi cũng đã từng nhấn mạnh rất nhiều về điều này,
rằng sự vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn chính là ở chiến thuật tốc chiến tốc
thắng trong mọi trận chiến. Có thể nói, bí quyết để Thành Cát Tư Hãn chinh
phục được vùng đất rộng lớn gấp bốn lần đế quốc Rome vào giữa thế kỷ
XIII nằm ở chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.