LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 22

Bởi trước đó, Nhật Bản và Mỹ từng đánh giá thấp trình độ kỹ thuật của
Samsung bằng giọng mỉa mai không che giấu: “Với trình độ kỹ thuật của
Samsung, nếu đến năm 1986 có thể sản xuất được 64K DRAM thì đã được
coi là thành công vượt bậc rồi.”

Tiếp nối thành công, thừa thắng xông lên, tháng 12 năm 1983 Samsung
Electronics mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bán dẫn. Và rồi
Samsung Electronics lại tiếp tục trở thành tâm điểm của cả thế giới khi
tuyên bố khánh thành nhà máy bán dẫn Samsung Giheung vào cuối tháng 3
năm 1984.

Với sự hỗ trợ của 2.000 máy móc trang thiết bị, tổng cộng 260 nghìn nhân
lực đã tận dụng từng ngày từng giờ quý giá để kiến tạo nên một thiên sử
hùng tráng mang tên Samsung Electronics.

Ngay cả các nước phát triển cũng phải mất ít nhất là một năm sáu tháng để
xây dựng nên một nhà máy sản xuất bán dẫn khép kín hoàn thiện, vậy mà
một hãng điện tử đến từ một quốc gia đang phát triển là Hàn Quốc như
Samsung lại có thể hoàn thành cả khối lượng công việc khổng lồ như vậy
chỉ trong vòng vẻn vẹn sáu tháng. Điều này thật sự là một kỳ tích đối với
bất kỳ một quốc gia nào. Vào thời điểm đó, Nhật Bản và Mỹ đang sở hữu
các nhà máy sản xuất bán dẫn. Và có một điều không ai ngờ tới, quốc gia
thứ ba đi vào xây dựng nhà máy sản xuất bán dẫn lại là Hàn Quốc.

Các ông lớn của Nhật Bản và Mỹ không thể tiếp tục làm ngơ trước
Samsung lâu hơn được nữa.

“Samsung của Hàn Quốc gần như đã làm nên kỳ tích.”

Trên thực tế thì Samsung thực sự đã làm nên kỳ tích. Bởi vì chỉ chưa đầy
sáu tháng, sự cách biệt hơn mười năm về trình độ phát triển kỹ thuật so với
Nhật Bản và Mỹ đã được Samsung rút ngắn xuống còn 3-4 năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.