LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 24

thể tránh khỏi những tổn thất nặng nề với tổng thiệt hại khổng lồ lên tới
1.000 tỷ won. Điều này cũng đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.

Nhưng động lực khiến Lee Kun Hee chấp nhận mạo hiểm chính là vì ông
quả quyết rằng những mạo hiểm này sẽ đảm bảo cho Samsung vị trí dẫn
đầu thế giới trong tương lai. Nếu không có những mạo hiểm và lựa chọn
này thì biết đâu cơ hội vươn lên thành tập đoàn hàng đầu thế giới cũng sẽ
không thể nào đến được với Samsung Electronics.

Nhờ có những chọn lựa sáng suốt và bước đi mạo hiểm của Lee Kun Hee,
không chỉ Samsung Electronics – một doanh nghiệp, mà chính đất nước
Hàn Quốc đã có cơ hội rũ bỏ cái mác “lạc hậu về công nghệ” để vươn lên
khẳng định mình.

Cuối cùng, tháng 6 năm 1993, Samsung Electronics là doanh nghiệp
DRAM đầu tiên chính thức đưa dây chuyền sản xuất 8 inches đi vào hoạt
động. Trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất bán dẫn trên thế giới,
Samsung đã vượt qua các công ty tên tuổi của Nhật Bản để bám sát IBM
làm nên thành công rực rỡ thứ hai của hãng.

Nhân cơ hội này, tháng 10 năm 1993, Samsung Electronics đã vượt qua các
doanh nghiệp Nhật Bản, trở thành công ty đứng đầu thế giới lĩnh vực dung
lượng bộ nhớ. Không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn, từ những lựa
chọn sáng suốt, những thách thức quả cảm của Lee Kun Hee trong việc
mang lại cơ hội có tính chất quyết định cho Samsung.

Với việc áp dụng công nghệ phiến bán dẫn 8 inches, năng suất trên mỗi
phiến bán dẫn đã tăng khoảng 1,8 lần so với công nghệ phiến bán dẫn 6
inches. Trong khi đó, chi phí đầu tư cho sản xuất chỉ tăng 1,4 lần. Như vậy,
mặc dù chi phí đầu tư dành cho sản xuất có tăng nhưng hoàn toàn “đáng
đồng tiền bát gạo” nếu so với lợi ích thu được từ việc năng suất sản xuất
được tăng lên đáng kể.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.