vào dự án bán dẫn, vào năm 1993, Samsung Electronics vươn lên đỉnh cao
của thế giới trong lĩnh vực dung lượng bộ nhớ.”
Nếu Lee Kun Hee không lựa chọn bán dẫn thì Samsung không thể đạt được
vị thế của một doanh nghiệp mang tầm cỡ quốc tế như ngày nay. Ở phương
diện này, có thể nói, vào thời điểm mà không một ai dám liều lĩnh với một
lĩnh vực còn quá mới mẻ như vậy, việc mạo hiểm lựa chọn bán dẫn bằng
con mắt tinh tường xuất chúng hơn người của ông rõ ràng là một sự lựa
chọn vô cùng vĩ đại.
Quan điểm nổi tiếng của Joseph Schumpeter “bởi lợi ích vốn được sản sinh
ra từ lợi thế của người dẫn đầu xu hướng (innovator, nhà cải cách) nên ngay
khi cải cách trở thành một công đoạn bình thường mà bất cứ ai cũng có thể
thực hiện được thì lợi thế đó sẽ biến mất” cũng giống với bối cảnh đổi mới
bấy giờ khi Lee Kun Hee lựa chọn bán dẫn đồng thời thực hiện các cuộc
đầu tư mạo hiểm và cuối cùng là lựa chọn mang tính cách mạng phát triển
phiến bán dẫn 8 inches.
Lựa chọn số hóa
“Chúng ta có thể tụt hậu trong công nghệ analogue nhưng nhất định phải
tiên phong trong công nghệ digital.”
Khi nhắc đến những lựa chọn vĩ đại của Lee Kun Hee, nhất định không thể
bỏ qua điều này.
Các doanh nghiệp Nhật Bản được coi là những đại diện sáng giá nhất và
cũng chính là những ông lớn nắm thế độc quyền trong thời đại công nghệ
analogue vào những năm cuối thập niên 1990. Vào thời điểm ấy, Samsung
Electronics chỉ là một sự hiện diện quá đỗi nhỏ nhoi và thậm chí không có
tư cách để cạnh tranh với các công ty Nhật Bản. Không hề quá lời khi nói
rằng những năm 1980 và 1990 là thời kỳ các sản phẩm điện tử của Sony,
Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi làm mưa làm gió trên toàn thế giới.