Clayton M. Christensen, giáo sư ngành Quản trị kinh doanh Viện sau đại
học Trường đại học Harvard đã giải thích rất kỹ về “Thuyết đổi mới đột
phá” trong cuốn Chờ xem điều gì sẽ đến (Seeing What’s Next). Trong thị
trường hiện tại, để có thể bắt kịp và hơn nữa là vượt qua các công ty đi
trước đã sở hữu những lợi thế cạnh tranh nhất định thì bắt buộc phải tạo ra
sự đổi mới.
Sự đổi mới này phải có khả năng lật đổ thị trường hiện tại và kiến tạo nên
một thị trường hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện trước đó. Bởi vậy, bài
toán đặt ra lúc này không còn là vừa bảo tồn cái cũ vừa tạo ra sản phẩm
mới, hay còn được gọi là “đổi mới duy trì” (sustaining innovation) nữa mà
cần phải khởi xướng công cuộc “đổi mới đột phá” (disruptive innovation).
“Thuyết ‘Đổi mới đột phá’ (disruptive innovation) là học thuyết đề cập tới
sự đổi mới đơn giản, chi phí thấp mà lại hiệu quả, nhằm nâng cao vị thế
của các công ty mới so với các doanh nghiệp lớn mạnh đi trước. Theo học
thuyết này, liên hệ với thuyết ‘Đổi mới duy trì’ về tính cạnh tranh, có thể
thấy các doanh nghiệp lão làng có khả năng thành công trong thị trường
mới cao hơn so với các công ty non trẻ. Tuy nhiên, không có bất cứ điều gì
đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp có nền tảng vững chắc đều có thể
giành chiến thắng khi mạo hiểm đổi mới đột phá và tấn công vào một thị
trường hoàn toàn mới.”
“Đổi mới đột phá” có thể nói một cách ngắn gọn là chiến lược sản sinh ra
thị trường mới và những giá trị mới. Lee Kun Hee đã nhìn thẳng vào sự thật
là các đối thủ đi trước đã hoàn toàn chiếm ưu thế trong thị trường công
nghệ analogue và hy vọng duy nhất cho Samsung là tự tạo cho mình lợi thế
trở thành người đi tiên phong mở đường trong thị trường mới – thị trường
công nghệ kỹ thuật số.
Ở phương diện này, Lee Kun Hee đã theo đuổi một hình thức đổi mới mang
tính đột phá và con đường mà ông lựa chọn đã thực sự dẫn tới thành công.
Diễn đạt một cách chính xác thì ông đã tìm ra và nắm chắc cơ hội không để