gần giống với một ly rượu kết hợp với cảm giác như trong ly còn để lại một
chút rượu vang chính là yếu tố khiến cho thiết kế này trở nên hoàn thiện
hơn.
“Một chiếc tivi hoàn hảo thực thụ phải khiến cho người ta cảm nhận được
sự tồn tại hiển hiện của nó ngay cả khi nó đang tắt”, đây chính là tôn chỉ
dẫn đến sự ra đời của TV Bordeaux. Kết quả là Samsung không những cho
ra đời một dòng sản phẩm mới mà còn lập nên một cú “hit” chưa từng có
trong lịch sử khi thay đổi quan niệm tivi là “thiết bị thu phát tín hiệu”, và
“vô tuyến truyền hình” thành “một phần không thể thiếu của không gian
sống”.
Nếu không có sự lựa chọn sáng suốt của Lee Kun Hee trong việc đi trước
đón đầu tập trung vào thiết kế mẫu mã bằng tài nhận định hơn người về
thiết kế thì không dám chắc Samsung Electronics liệu có còn tồn tại cho
đến ngày nay hay không.
Một trong những lý do khiến không một ai có thể phủ nhận rằng quyết định
tập trung vào thiết kế mẫu mã sản phẩm của Lee Kun Hee là một quyết định
vô cùng sáng suốt bởi vì vào những năm 1990, khi các công ty Hàn Quốc
đồng loạt cắt giảm triệt để giá thành sản phẩm để tập trung vào chất lượng
hình ảnh thì Samsung đã mạo hiểm đi theo một hướng hoàn toàn khác.
Khi các công ty khác còn đang bị mờ mắt và không nhận thức được đâu
mới là điểm mấu chốt thì Lee Kun Hee đã đưa ra yêu cầu và chỉ thị đanh
thép tới toàn thể đội ngũ lãnh đạo và nhân viên công ty nhất định cần phải
tập trung vào điều mà ông đã sớm nhận ra. Đó chính là phong cách Lee
Kun Hee.
Có thể nói cơ sở cho phong cách Lee Kun Hee là khả năng nhìn thấu suốt
những điều mà người khác không thể nhìn thấy được và đưa ra những quyết
định sáng suốt dựa trên khả năng nhìn thấu suốt ấy.