LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 69

trung tâm của khu thương mại này trưng bày rất nhiều sản phẩm của các
thương hiệu phổ biến như GE, Whirlpool, Philips, Sony, NEC,... trong đó
các sản phẩm mang thương hiệu Samsung lại bị tấp vào xó xỉnh một cách
không thương tiếc. Như vậy cũng đã đủ để Lee Kun Hee thấy được vị trí
của Samsung trên thị trường lúc đó. Khi ấy, các sản phẩm của Samsung
được bán với mức giá từ rẻ đến trung bình tại các khu bán đồ giảm giá như
Wal-mart chứ không được bày bán ngay ngắn trên kệ hàng tại các trung
tâm thương mại cao cấp như Bloomgdale hay Nordstrom. Có thể nhận thấy
rằng, các sản phẩm của Samsung hoàn toàn thua kém các sản phẩm hàng
đầu thế giới cả về chức năng lẫn mẫu mã thiết kế.”

Sau sự việc này, tháng 2 năm 1993, Lee Kun Hee đã triệu tập các giám đốc
phụ trách sản xuất hàng điện tử của Samsung tới Los Angeles, Mỹ. Và từ
Los Angeles, Lee Kun Hee tiếp tục thay đổi địa điểm và chọn Frankfurt làm
địa điểm chính thức, tại đây Tuyên bố kinh doanh mới của Samsung đã ra
đời.

Đó là vào ngày 7 tháng 6 năm 1993, chỉ mười năm sau khi chủ tịch tiền
nhiệm của Samsung và cũng là người cha quá cố của Lee Kun Hee phát
biểu Tuyên bố Tokyo.

Thời lượng của những cuộc họp do Lee Kun Hee chủ trì, ngắn nhất cũng tới
vài giờ đồng hồ, còn đã dài thì thường diễn ra thâu đêm suốt sáng với vô số
những chủ đề và câu chuyện được nêu ra. Tuyên bố kinh doanh mới lần đầu
tiên được công bố tại Frankfurt, Đức, sau đó lộ trình của nó tiếp tục mở
rộng với bảy thành phố khác là Berlin, Lausanne, London, Seoul, Tokyo,
Osaka, Fukuoka. Tại đây, trong suốt 350 giờ đồng hồ thảo luận và diễn
thuyết, lời kêu gọi cùng tái lập một Samsung hoàn toàn mới của chủ tịch
Lee đã được gửi tới tổng số 1.800 nhân viên Samsung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.