“Samsung Electronics mắc ‘căn bệnh Samsung’. Đó là bệnh lãng phí, thiếu
kế hoạch, thiếu triệt để và thiếu tính cụ thể. Căn bệnh khiến Samsung không
phân biệt nổi vi mô (micro) và vĩ mô (macro). Nếu căn bệnh này không
được chữa khỏi thì Samsung chắc chắn sẽ sụp đổ.
........
Dù chúng ta có đang sống trong thời đại của thời trang đi chăng nữa thì
những thiết kế mang tính thời trang đơn thuần trong các sản phẩm của
Samsung chỉ cho thấy nhận thức hoàn toàn sai lệch về thiết kế công nghiệp
hay thiết kế sản phẩm. Và Samsung luôn có ‘phong cách’ sản xuất sản
phẩm mới trong khi chưa có một kế hoạch sản phẩm nào.”
Bản báo cáo này cùng với một vài vụ việc phát sinh đã gây ra cú sốc lớn
cho Lee Kun Hee. Một trong số đó là sự kiện “dao cạo máy giặt”.
Hơn tất cả, sự kiện gây sốc và có tác động mạnh mẽ nhất tới Lee Kun Hee
chính là vụ bê bối “dao cạo máy giặt”. Đây là vụ bê bối lớn về quy trình sản
xuất máy giặt kém chất lượng của Samsung. Một nhân viên lắp ráp máy giặt
đã dùng dao cạo để gọt cánh cửa máy giặt khi thấy cửa đóng mở không
khớp. Vụ bê bối này thực sự là một đòn giáng nặng nề đối với Lee
Kun Hee.
Năm 1993, trong chuyến đi công tác tại Mỹ, Lee Kun Hee đã có dịp tận mắt
chứng kiến vị thế hiện thời của các sản phẩm Samsung trên thị trường và
quyết tâm không để kéo dài tình trạng này lâu hơn nữa. Có rất nhiều cuốn
sách đã đề cập đến chuyến thị sát thị trường giúp Lee Kun Hee nhận ra vị trí
hiện tại của Samsung và dưới đây là một trong những đoạn trích nói về sự
kiện này.
“Tháng 1 năm 1993, Lee Kun Hee đã bàng hoàng đến tái mặt khi cùng một
số giám đốc phụ trách ngành điện tử của Samsung tiến hành chuyến thị sát
tại một khu bán đồ điện tử ở trung tâm thành phố Los Angeles. Tại vị trí