LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 130

3.2.3. Hệ thống quyền sở hữu

Trong diễn ngôn về “quản trị tốt”, “chất lượng” của hệ thống quyền sở

hữu được coi là điều kiện quan trọng, vì người ta tin rằng đấy là yếu tố quyết
định động cơ để đầu tư và từ đó tạo ra của cải. Nhưng đo lường “chất lượng”
của hệ thống quyền sở hữu là việc làm không dễ dàng, bởi nó có nhiều thành
tố: luật hợp đồng, luật công ty, luật phá sản, luật thừa kế tài sản, luật thuế và
các luật lệ điều tiết việc sử dụng đất đai (như luật phân vùng đô thị, những
tiêu chuẩn về môi trường và quy định về an toàn cháy nổ), đó là mới chỉ nói
tới một số quy định.

Trong nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm, “vấn đề tổng” đã bị lờ đi

bằng cách đề nghị người được hỏi đưa ra đánh giá bằng số về chất lượng nói
chung của các thiết chế về quyền sở hữu (ví dụ như “sự bảo đảm của hợp
đồng hay quyền sở hữu” hoặc “sự thực thi hợp đồng hay quyền sở hữu tài
sản”).

[349]

Nhưng ngay cả “giải pháp” rất không thỏa đáng này đối với vấn

đề đặt ra cũng không có sẵn để có thể so sánh với những trường hợp lịch sử,
tức là việc mà chúng ta đang cố gắng thực hiện trong chương này.

Vì vậy, khác với những lĩnh vực khác, trong việc phát triển các thiết chế

được bàn trong chương này, tức là những thiết chế “có thể đo lường được”
(ví dụ, chế độ dân chủ được đo bằng quyền phổ thông đầu phiếu, sự phát
triển của thiết chế tài chính được đo bằng – ngoài những thứ khác – sự hiện
diện của ngân hàng trung ương), những so sánh tổng quát về chất lượng hệ
thống quyền sở hữu theo chiều dài của lịch sử và giữa các nước với nhau
không thể thực hiện được.

Một khía cạnh của hệ thống quyền sở hữu dễ thích hợp với kiểu phân tích

này đó là quyền sở hữu trí tuệ, tức là quyền được định nghĩa bằng một số ít
điều luật cụ thể rõ ràng (ví dụ, luật sáng chế, và ở mức độ hẹp hơn như luật
bản quyền và luật nhãn hiệu hàng hóa). Trong phần này, chúng tôi đưa ra
một phân tích thực nghiệm chi tiết về sự phát triển của luật về quyền sở hữu
trí tuệ ở các nước NDC. Nhưng trước hết xin có một vài nhận xét mang tính
lí thuyết chung về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế
(cùng với những dẫn chứng từ lịch sử).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.