LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 131

A. Một số quan niệm sai lầm về quyền sở hữu và phát triển kinh
tế

Trong các diễn ngôn chính thống hiện nay, nhiều người tin rằng quyền sở

hữu càng được bảo vệ thì càng tốt cho phát triển kinh tế, vì sự bảo vệ đó
khuyến khích việc làm ra của cải. Trong khi đó có lí do để khẳng định rằng
sự không chắc chắn thường trực về độ an toàn của quyền sở hữu là có hại
cho đầu tư và tăng trưởng trong dài hạn, vai trò của quyền sở hữu trong phát
triển kinh tế phức tạp hơn nhiều so với các luận cứ được đưa ra.

Sự an toàn của quyền sở hữu không thể được coi là một cái gì đó tự thân

đã tốt rồi. Trong lịch sử có những ví dụ mà việc duy trì một số quyền sở hữu
nhất định lại có hại cho phát triển kinh tế và những nơi có sự vi phạm về
một vài quyền sở hữu nào đó (và tạo ra những quyền mới) lại thực sự có lợi
cho phát triển kinh tế.

Ví dụ được nhiều người biết nhất có thể là việc rào đất ở Anh (Enclosure

in Britain), một việc làm vi phạm quyền sở hữu cộng đồng đang tồn tại bằng
cách làm hàng rào tại những khu đất của cộng đồng, nhưng đã góp phần vào
sự phát triển của ngành công nghiệp dệt len do thúc đẩy việc nuôi cừu ở
những vùng đất bị trưng dụng. Một ví dụ khác là những ghi chép của De
Soto cho thấy việc công nhận quyền sở hữu của những người chiếm đất bất
hợp pháp trong khi tước đoạt quyền sở hữu đang tồn tại của những người
chủ đất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của miền Tây nước Mỹ như
thế nào. Upham trích dẫn trường hợp nổi tiếng của Sanderson vào năm
1868, trong vụ này, tòa thượng thẩm của Pennsylvania gạt qua một bên
quyền của những người sở hữu đất để cho phép tiếp cập nguồn nước sạch
nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp than đá, một trong những ngành công
nghiệp quan trọng nhất của bang trong thời kì đó.

[350]

Cuộc cải cách ruộng

đất ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sau Thế chiến II đã xâm phạm quyền
sở hữu đang tồn tại của các điền chủ nhưng lại góp phần vào sự phát triển về
sau của những nước này. Nhiều người khẳng định rằng việc quốc hữu hóa
các doanh nghiệp công nghiệp sau Thế chiến II ở một số nước như Áo và
Pháp – bằng cách chuyển một số tài sản công nghiệp từ tầng lớp tư bản công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.